Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / 11 liệu pháp tự nhiên điều trị bệnh chốc lở

11 liệu pháp tự nhiên điều trị bệnh chốc lở

11 liệu pháp tự nhiên điều trị bệnh chốc lở

Khi bị chốc lở, những vết loét không những gây đau rát mà còn khiến làn da bị sưng ngứa rất khó chịu. Nếu tình trạng nhẹ hoặc không muốn sử dụng các loại thuốc, bạn có thể điều trị bệnh chốc bằng các nguyên liệu tự nhiên như lô hội, tỏi, gừng, nghệ, mật ong…

Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi. Tuy nhiên, ai cũng đều có thể bị bệnh chốc lở khi tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh.

Bệnh chốc lở là do Staphylococcus aureus và vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra. Nhiễm trùng sẽ dẫn đến phát ban trông như phồng rộp, sưng, ngứa và chảy máu vết loét. Phát ban thường xuất hiện gần miệng và mũi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở các vùng khác của cơ thể.

Hầu hết các trường hợp bị chốc lở đều nhẹ và có thể kiểm soát được bằng thuốc kháng sinh thông thường. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nguy cơ nhiễm trùng có thể nặng hơn.

Các liệu pháp tại nhà có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chốc. Tuy nhiên, những liệu pháp này không hoàn toàn thay thế kháng sinh.

1. Điều trị bệnh chốc bằng lô hội

điều trị bệnh chốc

Lô hội là thành phần phổ biến có trong các sản phẩm dưỡng ẩm da. Những lợi ích của lô hội cũng có thể áp dụng đối với các bệnh nhiễm trùng da như bệnh chốc lở.

Một nghiên cứu vào năm 2015 kiểm định chiết xuất lô hội trong một loại kem và dầu sầu đâu. Kết quả cho thấy hoạt tính chống Staphylococcus aureus có tác dụng như một loại thuốc kháng vi sinh vật khi được kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Đây là một chủng vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh chốc lở.

Lô hội cũng có thể loại bỏ tình trạng khô và ngứa của bệnh chốc lở. Để sử dụng lô hội điều trị bệnh chốc, bạn nên thoa gel lô hội trực tiếp từ lá cây lô hội lên da để có hiệu quả tốt nhất. Bạn cũng có thể thử một loại thuốc mỡ có chứa một lượng lớn chiết xuất lô hội.

2. Điều trị bệnh chốc bằng hoa cúc dại

điều trị bệnh chốc

Hoa cúc dại (Chamomile) là một loại thảo dược phổ biến ở phương Tây với hai loại là cúc Đức (German chamomile, tên khoa học là Matricaria Recutita) và cúc La Mã (Roman Chamomile, tên khoa học là Chamaemelum Nobile).

Hoa cúc dại có thể được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp da khác nhau. Hoa cúc dại được sử dụng để dưỡng ẩm cho da và giảm viêm. Một đánh giá năm 2011 đã thảo luận về việc sử dụng hoa cúc dại có tác dụng chống lại Staphylococcus bên cạnh các lợi ích y khoa khác của hoa cúc dại.

Để sử dụng hoa cúc dại điều trị bệnh chốc, bạn nên pha trà hoa cúc và sử dụng như một loại sữa rửa mặt. Bạn cũng có thể dùng một túi trà hoa cúc mát lạnh đã qua sử dụng để trực tiếp lên vết loét.

3. Điều trị bệnh chốc bằng tỏi

điều trị bệnh chốc

Tỏi đã từng được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm. Chiết xuất tỏi có thể ức chế cả hai chủng vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỏi có hiệu quả chống lại Staphylococcus khi mang vào thí nghiệm. Một nghiên cứu khác tiến hành năm đó cũng đã đề cập đến hiệu quả của tỏi đối với chủng Streptococcus giúp điều trị bệnh chốc.

Để tận dụng tỏi điều trị bệnh chốc, bạn cần đặt mặt cắt của một lát tỏi trực tiếp vào vết loét nhưng bạn sẽ hơi đau một chút. Bạn cũng có thể ép đập giập tỏi và sau đó bôi tại chỗ.

Tỏi cũng có lợi khi bạn kết hợp vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng tỏi trên trẻ nhỏ, vì tỏi có thể gây kích ứng da bé đấy.

4. Điều trị bệnh chốc bằng gừng

điều trị bệnh chốc

Gừng là một gia vị có lợi cho sức khỏe với lịch sử lâu đời. Gần đây, các nghiên cứu đã khám phá các đặc tính kháng khuẩn của gừng. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy một số thành phần của gừng có tác dụng chống lại Staphylococcus giúp điều trị bệnh chốc.

Để áp dụng gừng trong điều trị bệnh chốc, bạn nên cắt một lát gừng và đặt lên trên vết loét. Gừng có thể khiến bạn cảm thấy hơi đau. Bạn cũng có thể ép rễ gừng và chế biến thuốc đắp từ nước ép đó rồi bôi lên vết loét.

Một lựa chọn khác dành cho bạn là kết hợp gừng vào bữa ăn. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng gừng trên da bé vì gừng có thể gây kích ứng da.

5. Điều trị bệnh chốc bằng tinh dầu hạt bưởi

điều trị bệnh chốc

Tinh dầu hạt bưởi có thể giúp điều trị bệnh chốc lở. Bạn nên lưu ý rằng chất chiết xuất cồn không pha loãng có thể gây cảm giác nóng rát trên vết thương hở.

Tinh dầu hạt bưởi có sẵn trong dạng chiết xuất lỏng hoặc cồn. Bạn nên pha loãng tinh dầu hạt bưởi bằng nước và sau đó áp dụng hỗn hợp tại chỗ cho vết lở loét.

6. Điều trị bệnh chốc với tinh dầu khuynh diệp

điều trị bệnh chốc

Cây khuynh diệp là một phương pháp điều trị thảo dược thay thế khác. Khuynh diệp có sẵn ở dạng tinh dầu. Một nghiên cứu năm 2014 trên chuột cho thấy khuynh diệp có đặc tính kháng khuẩn chống lại Staphylococcus. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2016 cho thấy loại tinh dầu này có tác dụng ức chế sinh học trên Streptococcus pyogenes.

Tinh dầu khuynh diệp chỉ nên sử dụng tại chỗ. Loại tinh dầu này đã được chứng minh là độc hại, vì vậy ăn phải có thể nguy hiểm cho bạn. Bạn nên áp dụng tinh dầu khuynh diệp như một phương pháp làm sạch vết lở loét.  

Bạn nên pha loãng một vài giọt tinh dầu khuynh diệp trong nước (2–3 giọt cho khoảng mỗi 30 ml). Sử dụng tại chỗ tinh dầu khuynh diệp pha loãng đúng cách nói chung là an toàn. Một số trường hợp viêm da tiếp xúc đã được báo cáo, nhưng chúng hiếm gặp.

Bạn nên tránh sử dụng dầu khuynh diệp cho trẻ nhỏ vì bé có thể bị viêm da hoặc kích ứng da.

7. Điều trị bệnh chốc bằng địa y râu

điều trị bệnh chốc

Mặc dù ít được biết đến, địa y râu là một loại địa y có thể được sử dụng tại chỗ để trị bệnh chốc lở. Chiết xuất thảo dược hoặc cồn thuốc của địa y râu luôn dồi dào và sẵn có. Các nghiên cứu được công bố trong năm 2012 và 2013 đã thảo luận về hiệu quả của địa y râu chống lại Staphylococcus và Streptococcus.

Bạn nên trộn một vài giọt chiết xuất từ ​​địa y râu hoặc cồn thuốc với nước và bôi lên chỗ vết loét. Hãy ghi nhớ rằng chất chiết xuất không pha loãng có thể gây đau cho vết thương hở.

8. Điều trị bệnh chốc với dầu sầu đâu

điều trị bệnh chốc

Sầu đâu (neem) là một loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ liên quan mật thiết với gỗ gụ. Dầu chiết xuất từ ​​vỏ cây sầu đâu là một liệu pháp thay da phổ biến.

Sầu đâu thường được sử dụng cho các tình trạng da liên quan đến côn trùng cắn giống như những vết cắn của chấy rận hoặc bọ chét. Sầu đâu cũng có hiệu quả chống lại một số vi khuẩn, kể cả các chủng gây bệnh chốc lở.

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy sầu đâu có hoạt tính chống lại vi khuẩn Staphylococcus. Một nghiên cứu năm 2013 cũng đưa ra kết quả tương tự đối với hai chủng vi khuẩn gây bệnh chốc lở.

Bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn được cung cấp trong sản phẩm dầu sầu đâu.

9. Điều trị bệnh chốc bằng mật ong

điều trị bệnh chốc

Mật ong ngọt lịm từ lâu đã được sử dụng cho mục đích y học. Trước kia, mật ong được dùng như một chất kháng khuẩn. Ngày nay, mật ong có nhiều công dụng sức khỏe hơn trước kia.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2012 cho thấy mật ong giúp chống lại vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus khá tốt.

Bạn nên dùng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp vào vết loét và để trong 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

10. Điều trị bệnh chốc bằng tinh dầu trà

điều trị bệnh chốc

Ngày nay, cây trà là một trong những phương pháp điều trị da tự nhiên được sử dụng rộng rãi nhất. Và cây trà cũng có hiệu quả trong điều trị chốc lở. Cây trà có sẵn rộng rãi dưới dạng tinh dầu.

Bạn có thể pha loãng một vài giọt tinh dầu trà trong nước (2–3 giọt khoảng mỗi 30 ml) và áp dụng như chất làm sạch vết loét.  

Lưu ý tránh sử dụng dầu trà trên trẻ nhỏ vì tinh dầu trà có thể gây viêm da hoặc kích ứng da.

11. Điều trị bệnh chốc bằng nghệ

điều trị bệnh chốc

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy rằng nghệ có thể chống lại Staphylococcus và Streptococcus tốt hơn so với một số loại thảo mộc.

Củ nghệ được biết đến như một loại gia vị thảo dược châu Á. Nghệ từ lâu được dùng như một phương thuốc chống viêm. Ngoài ra, nghệ có đặc tính kháng khuẩn, thậm chí chống lại vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở.

Bạn nên thử đắp nghệ vào vết lở loét. Bạn cũng có thể trộn nước với bột nghệ để làm hỗn hợp bột.

Bạn có thể áp dụng 11 liệu pháp tự nhiên trên để hỗ trợ điều trị bệnh chốc vì những nguyên liệu này rất dễ tìm quá không quá tốn kém. Bệnh chốc lở không khó trị nhưng bạn cũng nên cân nhắc đến bác sĩ nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời