Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / 12 tư thế khiến bạn trở nên kém hấp dẫn hơn mà không hề biết

12 tư thế khiến bạn trở nên kém hấp dẫn hơn mà không hề biết

12 tư thế khiến bạn trở nên kém hấp dẫn hơn mà không hề biết

Ngay cả khi bạn không có số đo ba vòng cực chuẩn hay ăn mặc thật sành điệu, ngôn ngữ cơ thể vẫn có thể giúp bạn trở nên quyến rũ hơn hẳn. Vì thế, hãy để ý tránh các tư thế kém hấp dẫn mà bạn hay vô tình mắc phải để luôn duyên dáng trong giao tiếp nhé!

Bạn có biết ngôn ngữ cơ thể đã xuất hiện rất lâu trước khi mỹ phẩm và quần áo ra đời, hoặc trước khi con người có khả năng sử dụng ngôn ngữ nói? Ngôn ngữ cơ thể là một cách giao tiếp theo bản năng, có ảnh hưởng rất lớn đến cách người khác nhìn nhận và đánh giá chúng ta như thế nào.

Vì vậy, ngay cả khi bị cuốn theo những cảm xúc nhất thời thì bạn cũng nên để ý một chút để tránh những tư thế kém hấp dẫn sau đây nhé.

1. Chắp tay sau lưng

chắp tay sau lưng

Cử chỉ dùng một tay nắm lấy tay kia ở sau lưng thể hiện thái độ tiêu cực đến mọi người. Hầu hết chúng ta làm động tác này mỗi khi tức giận hoặc đang trong tâm trạng tồi tệ. Và vị trí nắm càng cao càng thể hiện thái độ không hài lòng của bạn đối với người khác.

2. Đứng bắt chéo chân

đứng bắt chéo chân

Tư thế này ám chỉ rằng bạn hoàn không tin tưởng hoàn toàn vào những gì bạn đang nói. Nếu tay bạn đang đút vào túi quần khi trò chuyện, rất có thể sẽ không có một ai chú ý vào lời nói của bạn.

Thói quen cho tay vào túi quần thể hiện rằng bạn đang cố che giấu tâm trạng lo lắng của bản thân. Tuy tư thế này mang nhiều hàm ý khác nhau, nhưng trong hầu hết các trường hợp, chúng ta thường bắt chéo chân và giấu tay vào túi quần mỗi khi lo lắng.

3. Hai bàn tay đan chặt để trên bàn

tay đan chặt

Cử chỉ đan các ngón tay vào nhau thể hiện sự trịnh trọng hoặc có ý rằng: “Chuyện này khá nghiêm trọng đấy. Có lẽ tôi chẳng muốn dính dáng đến chuyện này đâu”. Do đó, đây không phải là một tín hiệu thân thiện với người khác. Trong các cuộc đàm phán, dấu hiệu này cũng chứng tỏ đối tác muốn điều khiển tình thế.

4. Tay đan chặt và nâng cao

tay đan chặt nâng cao

Hai bàn tay đan vào nhau ở vị trí cao hơn là một phiên bản khác của tư thế trên nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn. Khi cánh tay càng được đặt cao thì càng tỏ rõ bạn muốn giấu mình và hoàn toàn không muốn liên quan đến vấn đề được nói tới.

5. Gù lưng

lưng gù

Gù lưng không chỉ có hại cho sức khỏe mà nó còn ám chỉ bạn đang cảm thấy lúng túng, vô vọng và không hài lòng với cuộc sống. Dáng đi lê bước chân ở người lớn tuổi cũng có ý nghĩa tương tự như vậy.

Để đảm bảo sức khỏe và cải thiện tâm trạng của bạn , hãy thay đổi tư thế của mình bằng cách duỗi thẳng lưng và nhấc chân lên mỗi khi đi lại. Mẹo nhỏ này chắc chắn sẽ “nâng cấp” ngoại hình của bạn hiệu quả hơn cả một chiếc váy mới nữa đấy!

6. Cười gượng gạo

cười gượng

Đối với nhiều người, việc nở nụ cười gượng gạo trên khuôn mặt đã trở thành một thói quen. Thế nhưng trong mắt những người khác, nụ cười đó có hàm ý mỉa mai nhiều hơn. Do đó, hãy sẵn sàng nở nụ cười thoải mái và chân thành. Chính điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều bạn bè thân thiết hơn.

7. Tay hướng về phía người đang đối thoại với bạn

hướng tay về người khác

Dù không có nhiều người nhận ra dấu hiệu này nhưng bạn vẫn nên cẩn thận mỗi khi sử dụng chúng. Giả sử như bạn đang ngồi tại bàn và nói chuyện với người đối diện, đừng đặt tay hướng về phía người đó. Cử chỉ này có hàm ý như bảo đối phương đừng nói nữa hay bạn không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện này. Hành động như vậy sẽ khiến bạn trở thành một người thiếu tế nhị và bất lịch sự khi giao tiếp với người khác.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn muốn nắm tay đối phương thì cử chỉ này hoàn toàn không có ý nghĩa gì tiêu cực cả.

8. Tay chống lên hông

chống nạnh

Chúng ta thường đặt tay lên hông chỉ đơn giản là vì không biết nên để tay ở vị trí nào khác. Tuy nhiên, tư thế này thể hiện thái độ khá hung hăng, có ý như “Bạn muốn nói gì với tôi? Dù thế nào thì tôi cũng sẽ không đồng ý”. Điều này khiến bạn khó có thể tin tưởng hay muốn trò chuyện cùng đối phương.

9. Ngón tay cái chỉ ra hướng khác

chĩa ngón cái

Dường như chúng ta khá quen thuộc với cử chỉ này: một người chĩa ngón cái đến vị trí nào đó sau lưng họ. Động tác này thường thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người khác, như thể rằng bạn đã biết mọi thứ và có vẻ không quan tâm đến câu chuyện nữa.

10. Hai bàn tay nắm lại

nắm chặt tay

Cử chỉ tay này tiết lộ sự căng thẳng và sợ hãi của bản thân. Khi tay đặt ở vị trí càng cao thì đồng nghĩa là bạn càng căng thẳng nhiều hơn. Mọi người xung quanh có thể cảm nhận được bạn đã sẵn sàng để phản kháng hay tự vệ cho mình. Đó cũng là lý do những người duy trì tư thế này khi đi ký kết hợp đồng thường sẽ không đàm phán thành công.

11. Tay che miệng

tay che miẹng

Bạn không nên dùng tay che miệng trong khi đang nói chuyện, vì đối phương sẽ nghĩ rằng bạn che giấu họ một điều gì đó. Ngoài ra, chúng ta cũng có xu hướng vô tình chạm tay vào môi khi đang nói dối và mọi người đều có thể nhận ra điều ấy. Bên cạnh đó, cử chỉ dùng tay che miệng cũng khiến cho người khác không nghe hoặc không hiểu được lời nói của bạn, mà không ai thích phải yêu cầu người khác lặp lại cả.

12. Chỉ ngón tay về phía người khác

chỉ ngón tay vào người khác

Chúng ta thường dùng cử chỉ này khi muốn thuyết phục hoặc kiểm soát một ai đó, nhưng hiệu quả lại hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta mong muốn. Vì hầu hết mọi người đều không thích bị ép buộc.

Thật ra, bí quyết để trở thành một người hấp dẫn trong giao tiếp chỉ đơn giản là bạn để tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của người khác một cách tinh tế. Khi cơ thể càng thể hiện sự thoải mái, cởi mở thì bạn sẽ càng dễ dàng tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt mọi người. Bạn nên cải thiện dáng đứng chẳng hạn như giang rộng rai và thả lỏng hai tay. Bạn sẽ nhận thấy được mình đang dần tự tin hơn khi giao tiếp bởi vì ngôn ngữ cơ thể cũng sẽ tác động đến tâm trạng của bạn đấy.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

click Xem Nguồn

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời