Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / 5 dấu hiệu cho thấy con đang bị áp lực từ bố mẹ

5 dấu hiệu cho thấy con đang bị áp lực từ bố mẹ

5 dấu hiệu cho thấy con đang bị áp lực từ bố mẹ

Bố mẹ thường đặt kỳ vọng cao đối với con mình nên luôn nghiêm khắc hoặc luôn hướng con đi theo con đường đã vạch sẵn. Vô hình trung, họ gây áp lực cho con mình. Còn bạn thì sao? Để giúp bạn nhận diện con đang bị áp lực từ bố mẹ hay không, Hello Bacsi sẽ bật mí với bạn qua bài viết này.

Làm bố mẹ, ai cũng mong mang đến điều tốt đẹp cho con. Thế nhưng đôi khi, bố mẹ lại khiến con cảm thấy ngột ngạt bởi sự nghiêm khắc quá mức của họ. Vậy làm sao để biết con đang bị áp lực? Điều này không quá khó khăn. Bạn có thể dễ dàng nhận diện qua 5 dấu hiệu sau.

1. Con đang bị áp lực khi bố mẹ phê phán nhiều hơn khen ngợi

Nhiều bố mẹ thường tập trung vào những điều con làm sai và bỏ qua những điều con làm tốt và hay la mắng thay vì khen ngợi con. Họ không nghĩ rằng trẻ em nên được khen ngợi mà cần nghiêm khắc để con có thể nên người.

Tuy nhiên, việc đưa ra quá nhiều lời chỉ trích sẽ không thúc đẩy bé tiến bộ và chỉ gây áp lực cho con. Thông thường, không ai thích nghe liên tục về những điều sai trái của mình. Do đó, để giúp con đạt kết quả tốt, bạn cần kết hợp khen ngợi khi con học tốt và đưa nhận xét đúng đắn hơn là chê bai con.

2. Quản lý con quá mức

Bố mẹ đặt kỳ vọng nhiều vào con cái có khả năng kiểm soát con quá mức. Nếu bạn luôn soi xét các hoạt động hàng ngày của trẻ như bài tập về nhà, công việc nhà và thậm chí là giờ chơi để bảo đảm rằng bé làm mọi thứ theo đúng ý bạn thì con có thể đang rất bị áp lực. Dĩ nhiên, bố mẹ quan tâm đến con là điều đúng đắn nhưng can thiệp gần như mọi hành động của con không phải là điều hay. Hãy để bé phạm sai lầm và đối mặt với hậu quả do mình gây ra.

3. Nghĩ rằng mọi hành động đều ảnh hưởng nghiêm trọng

Những lời đe dọa như: “Con không được điểm 8 trở lên thì đừng hòng được đi chơi đâu nữa”, “Mọi người sẽ cười con nếu con không giải được bài toán này”… sẽ khiến bé nghĩ rằng mình chỉ có một cơ hội duy nhất để thực hiện mọi thứ. Thực tế không phải vậy, trẻ nhỏ vẫn luôn có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân, chỉ cần đợi đến thời điểm thích hợp.

4. So sánh con với bạn bè

Một trong những hành động khiến con bị áp lực nhiều nhất là việc bé bị so sánh với anh chị em trong nhà hay bạn bè của con. Thói quen đó vô tình ép buộc trẻ phải làm mọi thứ để hơn mọi người, thậm chí bỏ qua các nhu cầu hay cảm nhận của riêng bản thân. Điều này trở thành con dao hai lưỡi bởi con sẽ cố gắng phấn đấu nhưng đồng thời cũng khiến bé từ bỏ sở thích của mình.

5. Bố mẹ thường xuyên mất bình tĩnh

Bố mẹ sẽ cảm thấy áp lực khi luôn áp đặt và đưa ra các kỳ vọng cao đối với con, từ đó dẫn đến cảm giác thất vọng, thường xuyên nổi nóng những lúc bé không thể đạt được kết quả như mình mong muốn. Không khí trong gia đình lúc nào cũng ngột ngạt và căng thẳng.  

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời