Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / 7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang cho con bú nhiều hơn mức cần thiết

7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang cho con bú nhiều hơn mức cần thiết

7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang cho con bú nhiều hơn mức cần thiết

Cho con bú nhiều hơn luôn là mong muốn của không ít ông bố bà mẹ vì sợ bé gầy, ốm yếu hoặc cân nặng thua kém các bé cùng tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận với ý định trên.

Trẻ sơ sinh không thể nói được khi nào bé đã no và muốn ngừng lại cữ bú. Nhưng có nhiều cách để biết liệu trẻ có nhận được lượng sữa thích hợp đồng thời liệu bạn có cho con bú nhiều quá mức không. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giới thiệu đến bạn cách nhận biết, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa về vấn đề này. 

Điều gì khiến con bú nhiều hơn mức cần thiết?

Những lý do thường khiến nhiều bố mẹ để bé bú lượng sữa nhiều hơn mức cần thiết bao gồm:

  • Cho bé bú bằng bình: Trẻ nhỏ bú sữa công thức có nguy cơ bị bố mẹ cho bú nhiều hơn so với bú mẹ bởi các bình sữa thường có cơ chế đẩy sữa ra liên tục, do đó dù cho con đã no thì bé vẫn có thể tiếp tục nhận được sữa nếu bạn để núm vú trong miệng con quá lâu.
  • Bình sữa lớn: Một nghiên cứu đưa ra nhận định rằng trẻ sơ sinh bú từ các bình bú có kích thước lớn thường bị quá tải so với dạ dày và do đó có xu hướng trở nên thừa cân. Ngoài ra, nếu bạn dỗ dành con để bé uống hết sữa trong bình, bất kể kích thước ra sao cũng không tốt bởi điều này hoàn toàn có thể dẫn đến việc cho con bú nhiều hơn định mức.
  • Ép bé bú: Khi con yêu đã no, bé sẽ đưa ra các dấu hiệu cho bạn, bao gồm quay mặt đi hoặc ngừng ngậm núm vú. Do tâm lý sợ con bú quá ít sữa, một số bố mẹ sẽ dỗ bé bằng cách đặt núm vú liên tục vào miệng con, khiến trẻ phải miễn cưỡng nhận thêm lượng sữa không cần thiết.
  • Sử dụng bình sữa sai cách: Bố mẹ đôi lúc sử dụng bình sữa như một cách để làm dịu em bé mỗi khi quấy khóc, do vậy dẫn đến hành động cho con bú nhiều nhưng không cần thiết. Để tránh điều đó, hãy sử dụng núm vú giả thay vì bình sữa nhằm dỗ dành con.
  • Cho con ăn bột hoặc cháo sớm: Bạn tránh cho bé ăn các thức ăn dặm sau khi trẻ được bốn tháng tuổi. Bắt đầu tiếp nhận những thực phẩm mới quá sớm có thể làm cho bé ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể và điều đó chẳng khác gì hành động cho con bú nhiều quá mức.

Dấu hiệu bạn cho con bú nhiều quá mức

Đôi khi bạn có thể cho con bú quá nhiều mà không biết, nhưng Hello Bacsi sẽ mách bạn các dấu hiệu để bạn nhận biết:

1. Liên tục nhổ sữa

Dấu hiệu này hơi rắc rối bởi vì đôi khi trẻ sơ sinh có thể bị trào ngược do một thứ khác gây ra. Nhưng theo báo The Bump, nếu bạn nhận thấy rằng em bé quay mặt đi khỏi bình một vài lần trong khi đang cho bú và sau đó phun sữa ra có thể là dấu hiệu cho thấy người lớn để trẻ bú quá nhiều.

2. Hay quấy khóc

dấu hiệu cho con bú nhiều

Hãy liên tưởng một chút đến bản thân, khi ăn quá no, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau dạ dày và không thoải mái. Trẻ sơ sinh cũng có cảm giác tương tự nếu người lớn cho con bú nhiều hơn lượng sữa bé cần, từ đó dẫn đến hiện tượng cáu gắt, quấy khóc để thể hiện sự khó chịu. Thêm vào đó, bé có khả năng ọc sữa khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Thay tã nhiều hơn

Các thói quen đi ngoài của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi liên tục trong năm đầu tiên của cuộc đời. Theo các chuyên gia, nếu muốn xác định xem con có bú đủ sữa hay không thì hãy quan sát số lượng tã bé sử dụng mỗi ngày, con số ước lượng khoảng 8 cái. Điều này áp dụng cho hầu hết các bé lớn hơn 6 tuần tuổi. Nếu bạn thay tã lên đến 12–14 lần một ngày, có thể đây là dấu hiệu bé bú khá nhiều sữa. Tuy nhiên, vẫn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định tình trạng này là bình thường và sức khỏe con vẫn ổn định.

4. Phân quá lỏng

Một phần trong quá trình phân tích sức khỏe của con là hành động kiểm tra phân thải ra. Các em bé bú sữa bột sẽ có phân màu bơ đậu phộng, kết cấu lớn, khá mềm. Thỉnh thoảng, phân cũng sẽ chuyển sang màu vàng hoặc nâu xen lẫn màu xanh. Khi nhận thấy thiên thần nhỏ thường xuyên đi ngoài ra phân rất lỏng, đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang cho con bú nhiều sữa quá mức.

5. Ợ hơi nhiều

Nếu em bé ợ hoặc xì hơi rất nhiều, đây có thể là lúc bạn nên ước lượng lại lượng sữa bé đang được hấp thu mỗi ngày. Việc cho con bú nhiều quá mức cũng sẽ khiến trẻ bị quá tải lactose và dạ dày không đủ enzyme để tiêu hóa hết, từ đó cần phải ợ hay xì hơi nhằm cảm thấy dễ chịu hơn.

6. Bé ngủ khó hơn

Uống nhiều nước trước lúc lên giường ít nhiều đều khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Đối với người lớn, bạn sẽ cần đi vệ sinh từ 2–3 lần hoặc cảm thấy đầy bụng và không thực sự thoải mái. Đối với trẻ sơ sinh, các chuyên gia nói rằng trong trường hợp nếu con thường xuyên ngủ không ngon, thường xuyên thức giấc vào lúc nửa đêm thì bạn nên xem xét lại khẩu phần sữa bé uống bởi đây có thể là nguyên nhân.

7. Tăng cân nhiều hơn chuẩn trung bình

Cho đến tận bây giờ, có không ít bố mẹ, ông bà thích những em bé bụ bẫm và có phần mập mạp vì nghĩ rằng điều này chứng tỏ các con đang phát triển ổn định, có sức khỏe tốt, nhưng sự thật đôi khi lại trái ngược.

Bạn hãy theo dõi cân nặng của con thường xuyên, nếu bé tăng cần đều đặn và nằm trong phạm vi được cho phép, thiên thần nhỏ đang có chiều hướng phát triển tốt. Mặt khác, trong trường hợp bác sĩ ghi nhận quá trình tăng cân bất thường cùng quan ngại bé sẽ bị béo phì, bố mẹ có thể giảm lượng sữa của con.

Hậu quả khi cho con bú quá nhiều

hậu quả khi cho con bú nhiều

Nhận được lượng sữa nhiều hơn nhu cầu thực sự của cơ thể có khả năng khiến con yêu gặp phải một trong các tình trạng như:

  • Thừa cân và béo phì: Vì trẻ sơ sinh liên tục tiếp nhận sữa, bé cũng đồng thời hấp thụ một lượng lớn calo và dần tích lũy trong cơ thể nhưng lại không được đào thải đúng cách, từ đó tạo nên hiện tượng thừa cân.
  • Trào ngược dạ dày: Nếu em bé mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản, cho con bú nhiều hơn có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng vì những triệu chứng sẽ khiến con vô cùng khó chịu.
  • Nôn mửa: Khi quá no, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầy nôn nửa, nôn liên tục trong thời gian dài có thể khiến dạ dày tiêu hóa kém, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài.

Cách phòng tránh để bé không bú quá mức

Hello Bacsi xin chia sẻ một số biện pháp giúp con yêu tránh gặp phải các vấn đề được đề cập bên trên:

Cho con bú mẹ

Bạn sẽ hạn chế được hành động vô tình cho con bú nhiều khi bé được bú sữa mẹ. Dù cho em bé ngậm núm vú lâu sau khi đã hết cữ bú, con cũng sẽ không nhận được nguồn sữa liên tục như bú sữa bình.

Sử dụng bình sữa đặc biệt

Bạn hãy tìm hiểu các loại bình sữa được thiết kế điều chỉnh áp suất không khí bên trong bình sữa và điều tiết lượng sữa chảy ra theo đúng nhịp điệu mà bé bú sữa mẹ.

Cho con bú theo cữ

Bạn nên duy trì lịch trình cho bú cố định và con sẽ dần làm quen với điều này. Nếu con thường đói vào một thời điểm trùng lặp nào đó, hãy cố gắng cho trẻ được bú đúng giờ để tránh việc người lớn bù đắp bằng cách cho con bú nhiều hơn vào cữ sau.

Đợi đến khi con đói

Hãy quan sát các dấu hiệu đói ở bé yêu như mút ngón tay hoặc di chuyển môi khi ai đó chạm vào miệng con. Trẻ sơ sinh nếu đói sẽ ngậm núm vú ngay lập tức và dĩ nhiên là hãy cho con ăn ngay trong thời điểm này.

Cho con bú nhiều hơn mức cần thiết là một vấn đề có thể phòng tránh dễ dàng bằng cách tuân theo các phương pháp cho ăn phù hợp. Ngoài ra, hãy lưu ý đến các dấu hiệu trẻ sơ sinh đã bú vượt mức cần thiết và cách điều chỉnh lại để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời