Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / 7 điều bạn nên làm khi bị chẩn đoán mắc ung thư

7 điều bạn nên làm khi bị chẩn đoán mắc ung thư

7 điều bạn nên làm khi bị chẩn đoán mắc ung thư

Nhiều người cho rằng ung thư là “trời kêu ai nấy dạ”, nhưng thật ra căn bệnh này vẫn có thể điều trị được tùy theo thời điểm phát hiện và loại bệnh ung thư. Vậy bạn nên làm gì khi bị chẩn đoán mắc ung thư để nâng cao hiệu quả điều trị và sớm hồi phục sức khỏe?

Theo số liệu nghiên cứu ung thư quốc gia, mỗi năm Việt Nam có hơn 94.000 người tử vong do ung thư và ghi nhận thêm 126.000 ca mắc mới. Các bệnh ung thư phổ biến nhất ở nước ta là ung thư vú, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày và ung thư khoang miệng.

Nếu bị chẩn đoán mắc ung thư, bạn nên bình tĩnh và tìm ra hướng đi phù hợp nhất cho mình để vượt qua căn bệnh hiểm nghèo này nhé!

1. Trao đổi với bác sĩ về bệnh tình

7 điều bạn nên làm khi bị chẩn đoán mắc ung thư 1

Khi mới bị chẩn đoán mắc ung thư, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ xem mình có bao nhiêu thời gian để đưa ra quyết định lựa chọn phác đồ điều trị và bắt đầu điều trị ung thư. Trong đa số trường hợp, bệnh nhân cần thêm chút thời gian để tìm kiếm, tham khảo và thậm chí thảo luận về phác đồ điều trị của mình để có được quyết định sáng suốt nhất.

2. Hiểu rõ các triệu chứng của mình

7 điều bạn nên làm khi bị chẩn đoán mắc ung thư 2

Bạn nên ghi lại những triệu chứng của mình vào một cuốn sổ. Hãy tự đặt ra các câu hỏi và trả lời để kiểm tra kiến thức của bản thân về bệnh ung thư bạn đang mắc phải:

• Tên chính xác của bệnh ung thư mà bạn mắc phải là gì? – Ví dụ: ung thư dạ dày

• Bệnh ung thư của bạn đang ở giai đoạn nào? – Ví dụ giai đoạn 3A.

• Chúng ta đã biết những gì về căn bệnh này để đưa ra quyết định điều trị như thế nào? – Ví dụ như dấu chuẩn sinh học (biomarker) hay kết quả xét nghiệm di truyền (genetic test).

3. Biết rủi ro của các liệu pháp điều trị

7 điều bạn nên làm khi bị chẩn đoán mắc ung thư 3

Bạn cần tìm ra lời giải đáp cho các câu hỏi sau:

• Liệu pháp điều trị này có những tác dụng phụ nào và những tác dụng này có thể ngăn ngừa hay kiểm soát như thế nào?

• Liệu pháp này sẽ được tiến hành như thế nào?

• Thời gian điều trị trong bao lâu?

4. Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia khác

7 điều bạn nên làm khi bị chẩn đoán mắc ung thư 4

Mọi bệnh nhân ung thư đều có quyền hỏi và xem xét, tham khảo ý kiến từ các bác sĩ khác. Bác sĩ điều trị của bạn cũng mong muốn bạn làm như vậy. Thông thường, mọi người thường xin ý kiến từ một bác sĩ ở trung tâm điều trị hoặc người có chuyên môn y khoa để tìm kiếm nhiều lựa chọn chăm sóc cũng như biết thêm những thông tin mới về căn bệnh mà họ đang mắc phải

5. Đi khám bác sĩ cùng bạn bè hay người thân

7 điều bạn nên làm khi bị chẩn đoán mắc ung thư 5

Người thân hoặc bạn bè có thể giúp bạn lắng nghe, ghi lại những điều quan trọng, hỏi những câu hỏi cần thiết và cũng giúp bạn có thêm động lực tiếp tục trị bệnh. Nếu có mọi người xung quanh đi cùng, tinh thần của bạn cũng thoải mái hơn khi phải gánh chịu một mình.

6. Chuẩn bị tài chính để điều trị bệnh lâu dài

7 điều bạn nên làm khi bị chẩn đoán mắc ung thư 6

Tại Việt Nam, kết quả điều tra năm 2012 cho thấy chi phí điều trị ung thư cho mỗi bệnh nhân cả trực tiếp và gián tiếp lên tới 200 triệu đồng. Một phần chi phí điều trị ung thư được bảo hiểm y tế chi trả, tuy nhiên một số loại thuốc điều trị không nằm trong diện này. Sau năm đầu tiên điều trị ung thư, tới 1/3 số bệnh nhân không đủ khả năng chi trả chi phí điều trị.

Vì thế, bạn nên hỏi các nhân viên tư vấn tài chính hay xã hội để biết về hóa đơn thăm khám bác sĩ, viện phí, chi phí phẫu thuật, chi phí điều trị ung thư và các loại thuốc cũng như dịch vụ chăm sóc hỗ trợ khác. Bạn cũng nên xem xét nơi điều trị sao cho đạt hiệu quả cao nhất với căn bệnh ung thư mình mắc phải và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình cũng như các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế.

 7. Tìm kiếm trợ giúp từ bên ngoài

7 điều bạn nên làm khi bị chẩn đoán mắc ung thư 7

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, bạn rất cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng hơn:

• Trợ giúp tâm lý: Khi bị chẩn đoán mắc ung thư, bạn sẽ phải trải qua nhiều vấn đề cảm xúc tiêu cực như chán nản, lo âu và sợ hãi. Lúc này đây, bạn nên chia sẻ với người thân và bạn bè để cảm thấy vơi bớt nỗi buồn. Những người bạn yêu thương sẽ trở thành sức mạnh để chiến thắng bệnh tật đấy!

• Các trang thông tin: Khi mới bị chuẩn đoán mắc ung thư, bệnh nhân cần tích cực tìm hiểu, học hỏi thông tin về bệnh của mình qua sách, báo, tài liệu y khoa, trang web về sức khỏe đáng tin cậy…

• Tổ chức: Để tránh bị lợi dụng bán thuốc điều trị ung thư giả và thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, bệnh nhân ung thư và gia đình có thể tham gia nhóm “hỗ trợ bệnh nhân ung thư, điền vào phiếu cung cấp thông tin cho bác sĩ và xin tư vấn.

Khi bị chẩn đoán mắc ung thư, bạn sẽ không rơi vào trạng thái suy sụp nếu thực hiện các lời khuyên trên. Tất cả chúng ta đều không tránh khỏi mắc bệnh ở một thời điểm nhất định trong cuộc đời. Thế nên, bạn cần duy trì thái độ sống tích cực kết hợp với điều trị nghiêm túc để có thể hồi phục nhanh chóng nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

click Xem Nguồn

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 14

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời