Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / 8 sai lầm khi nuôi dạy con thường gặp ở các bậc cha mẹ

8 sai lầm khi nuôi dạy con thường gặp ở các bậc cha mẹ

8 sai lầm khi nuôi dạy con thường gặp ở các bậc cha mẹ

Theo khảo sát, phần lớn các bậc cha mẹ đều cho rằng mình đang nuôi dạy con rất tốt. Thực tế, số đông không phải bao giờ cũng đúng. Cha mẹ thường mắc phải những sai lầm khi nuôi dạy con giống nhau, dẫn tới trẻ có những nỗi sợ hãi và hành vi cư xử xấu.

Hello Bacsi đã thu thập một số sai lầm khi nuôi dạy con thường gặp của các bậc phụ huynh để giúp bạn tránh rơi vào các khuôn mẫu dạy con sai lầm.

1. Mách lẻo là thói quen xấu

Sai lầm khi nuôi dạy con: Mách lẻo là thói quen xấu

Cha mẹ luôn dạy trẻ rằng: “Đừng mách lẻo” và trẻ tin rằng đó là một nguyên tắc cần tuân theo. Tuy nhiên, các nhà tâm lý cảnh báo rằng trẻ bị căng thẳng do không được phép nói về những vấn đề xảy ra ở trường. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ không nói về việc chúng bị lạm dụng, bắt nạt là vì sợ bị cho là kẻ mách lẻo.

Thay vào đó, bạn nên dạy trẻ cách chia sẻ những tình huống mà trẻ cho là không công bằng và hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết hợp lý.

2. Sai lầm khi nuôi dạy con là cấm con thể hiện cảm xúc tiêu cực

Cấm con thể hiện cảm xúc tiêu cực

Người lớn thường ghét nhìn thấy con mình khóc lóc, tức giận, ném đồ chơi. Vì vậy, cha mẹ thường không kiềm chế được cảm xúc mà la hét hay quát mắng trẻ. Tuy nhiên, thay vì quát và bắt con ngừng khóc, bạn nên cố gắng tìm ra vấn đề nằm ở đâu.

Việc quát mắng trẻ khi trẻ khóc hoặc bực tức là một điều không tốt bởi cảm xúc tiêu cực cần phải được giải tỏa. Đây là nền tảng của sức khỏe tâm lý. Khả năng thể hiện cảm xúc tiêu cực là một điều cần thiết đối với người trưởng thành. Trẻ  sẽ cần điều này trong tương lai. Vì thế, hãy để chúng phát triển đúng hướng ngay từ khi còn nhỏ.

3. Trẻ cần được mọi người xung quanh yêu mến

Trẻ cần được mọi người xung quanh yêu mến

Cha mẹ đều muốn con có thể sống vui vẻ, chan hòa với mọi người và không bao giờ muốn nghe thông báo con đánh nhau với bạn hay bị bắt nạt, xúc phạm…

Khả năng giao tiếp và hòa đồng với mọi người xung quanh rất quan trọng. Bạn không nên dạy trẻ cố làm hài lòng tất cả vì muốn tất cả mọi người yêu quý, trẻ sẽ phải hy sinh những sở thích hay mục tiêu cá nhân.

4. Học dở sẽ không có được một công việc tốt khi lớn lên

Học dở sẽ không có được một công việc tốt khi lớn lên

Rất nhiều cha mẹ tin rằng kết quả học tập sẽ cho thấy khả năng thành công trong cuộc sống khi trưởng thành. Tuy nhiên, mặc dù giáo dục đóng vai trò quan trọng nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất để thành công.

Giáo sư tâm lý Howard Gardner, Đại học Harvard, Mỹ, đã xác nhận rằng con người có 8 loại trí thông minh, trong đó chỉ số IQ ước tính khả năng tư duy logic. Tuy nhiên, nhiều người chỉ tập trung vào trí thông minh này mà bỏ qua các loại trí thông minh khác về không gian, âm nhạc, ngôn ngữ, sự vận động. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng trí thông minh cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng giúp một người thành công.

5. Trẻ cần những thứ đồ chơi đắt tiền và tiên tiến nhất

Trẻ cần những thứ đồ chơi đắt tiền và tiên tiến nhất

Các nhà xã hội học Mỹ khẳng định rằng số tiền cha mẹ chi cho việc nuôi con tăng lên hàng năm. Điều này khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ lo ngại chuyện sinh con.

Ashley Eneriz, một bà mẹ và cũng là một chuyên gia tài chính, cho biết các bậc cha mẹ đang tiêu quá nhiều tiền không cần thiết cho con. Ashley gợi ý rằng trước khi mua bất cứ thứ gì, bạn nên suy nghĩ rằng món đồ ấy có thực sự cần thiết cho trẻ hay không.

Nhiều phụ huynh có xu hướng bù đắp tuổi thơ của mình bằng cách mua cho con những món đồ trước đây họ không được mua để xoa dịu những tổn thương tâm lý của bản thân.

Tiết kiệm tiền với con không có nghĩa là bạn không yêu thương con. Ngược lại, việc bạn chi tiêu hợp lý sẽ trở thành tấm gương cho con, dạy con biết cách sử dụng tiền cho những thứ thích hợp và cần thiết.

6. Con làm sai 1 thứ là mất đi 1 quyền lợi

Con làm sai 1 thứ là mất đi 1 quyền lợi

Các nhà tâm lý học cho biết việc tước đoạt một thứ gì đó của trẻ không phải là một hình thức trừng phạt hiệu quả. Ngược lại, trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ là người có quyền lực, có thể làm bất cứ điều gì mà họ muốn.

Thật vậy, một số cha mẹ luôn xem bản thân có quyền lực tối cao nên sẵn sàng đưa ra những cách để phạt con, nhưng sau đó lại dễ dàng tha thứ cho chúng. Đặc biệt, có khi cha mẹ đưa ra nguyên tắc phạt con không rõ ràng mà phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của mình. Điều này khiến trẻ có cảm giác bị ép buộc và không phục. Thay vì tước đoạt một điều gì đó của con, bạn hãy cùng con làm thêm bài tập, ôn lại các công thức đã học…

7. Ép con học tập mọi lúc, bao gồm cả các môn năng khiếu

Ép con học tập mọi lúc, bao gồm cả các môn năng khiếu

Nhiều phụ huynh khẳng định rằng việc cho con học các môn năng khiếu, mua thêm các trò chơi trí tuệ và bắt con tập theo là cách để trẻ không cảm thấy nhàm chán. Tuy nhiên, họ đã mắc sai lầm khi nuôi dạy con vì không hiểu nhu cầu giải trí của trẻ hoàn toàn khác với mong muốn của cha mẹ.

Các nhà tâm lý học cho rằng cha mẹ nên cho trẻ cơ hội tự tìm cách giải trí theo ý mình, không nên gò bó, ép buộc trẻ phải tuân theo những chương trình dạy năng khiếu nặng nề.

8. Sai lầm khi nuôi dạy con là bắt trẻ phải chia sẻ đồ chơi

Trẻ phải chia sẻ đồ chơi

Cha mẹ thường nghĩ rằng cần phải dạy trẻ về sự chia sẻ. Đây là một sai lầm khi nuôi dạy con bởi trẻ bị buộc phải chia sẻ một thứ mà mình thích và điều này có thể khiến trẻ khó chịu.

Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên đặt mình vào vị trí của trẻ. Bạn có muốn chia sẻ đồ đạc cá nhân với người khác không? Bạn có muốn chia sẻ chiếc áo của mình chỉ vì người khác thích nó? Câu trả lời chắc chắn là không. Vì thế, bạn đừng ép con làm những thứ mà mình không muốn.

Ảnh: Brightside.me

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời