Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / 9 luật bất thành văn để bố mẹ hiểu con hơn

9 luật bất thành văn để bố mẹ hiểu con hơn

9 luật bất thành văn để bố mẹ hiểu con hơn

Để bố mẹ hiểu con không khó, bạn chỉ cần biết kiềm chế và thực hiện những quy tắc nhất định nhằm tìm ra tiếng nói chung giữa người lớn và trẻ nhỏ. Những quy tắc đó là gì? Đó là những điều thật đơn giản, ví dụ như nói giảm nói tránh, cho con sự lựa chọn, không ép buộc con làm điều gì theo ý mình… Và còn nhiều điều thú vị khác nữa mà bạn có thể khám phá trong bài viết của Hello Bacsi. 

Việc bố mẹ tranh luận gay gắt với con cái rất thường xảy ra trong bất kỳ gia đình nào. Các nhà tâm lý học cho biết nguyên nhân phổ biến nhất là do trẻ nhỏ cảm thấy người lớn đi quá giới hạn và vi phạm quyền của bé nên đã tỏ thái độ phản đối. Vậy làm thế nào để bố mẹ hiểu con hơn? Bài viết sau đây của Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.

1. Để bố mẹ hiểu con hơn bằng cách nói giảm nói tránh

để bố mẹ hiểu con

Không ai thích bị phê bình. Nếu đã từng tủi thân khi nghe những lời cấm đoán gay gắt hay la rầy của bố mẹ, thì bạn chắc hẳn sẽ hiểu được tâm trạng của trẻ nhỏ trong những tình huống tương tự. Ngoài ra, việc rầy la theo hướng tiêu cực sẽ khiến bé ngại bày tỏ suy nghĩ của bản thân, từ đó, bạn muốn bé nghe lời sẽ khó hơn.

Khi cuộc tranh cãi trở nên cao trào, bạn hãy khéo léo chuyển sự chú ý của con sang hướng khác và kèm theo lời khen ngợi, chắc hẳn kết quả sẽ làm bạn bất ngờ đấy.

2. Đưa ra lựa chọn

để bố mẹ hiểu con

Làm bài tập hoặc giúp đỡ bố mẹ việc nhà là điều cần thiết. Thông thường bé chỉ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình khi người lớn chuyển sang giọng điệu nghiêm khắc hoặc to tiếng. Tuy nhiên, hãy nhớ đến độ tuổi hiện tại của con và cho bé sự lựa chọn. Điều này sẽ giúp bạn quản lý được hành động của trẻ và tăng lòng tự trọng của bé.

3. Không cắt ngang khi bé đang làm điều gì đó

để bố mẹ hiểu con 

Quy tắc này khá đơn giản nhưng một số bố mẹ lại không thực hiện được vì người lớn thường cho rằng những gì bé thích làm đều không quan trọng. Vì vậy, bố mẹ thường cắt ngang việc con đang làm và bắt làm theo ý mình. Điều này thể hiện rằng con không có không gian riêng tư và bố mẹ không hiểu con.

Hãy đặt bản thân vào hoàn cảnh tương tự. Bạn có cảm thấy bực bội nếu bị chồng hay người khác làm phiền khi đang tập trung làm một việc gì đó không? Nếu câu trả lời là có thì lẽ dĩ nhiên, con bạn cũng có suy nghĩ tương tự.

4. Linh hoạt trong suy nghĩ

để bố mẹ hiểu con

Khi chơi đùa với trẻ nhỏ, người lớn thường yêu cầu trẻ chơi theo quy tắc đã định sẵn. Đây là một cơ hội để bạn giáo dục con vì trong cuộc sống, có rất nhiều luật lệ cần phải tuân thủ dù con không muốn đi chăng nữa. Thế nhưng, khi ép con tuân thủ các quy tắc, bạn có thể đánh mất đi sự sáng tạo và trí tưởng tượng của con.

Hãy để đứa trẻ đưa ra các quy tắc của riêng mình và gọi trò chơi bằng một tên khác. Điều này biến trò chơi cũ thành mới và có thể chơi vui hơn so với bình thường. 

5. Đừng chủ động giúp đỡ

để bố mẹ hiểu con

Bạn có kiên nhẫn khi đã hướng dẫn con làm điều gì đó vài lần và bé vẫn mắc lỗi hay chỉ muốn làm thay con để đỡ tốn thời gian? Khi gặp tình huống như vậy, bạn hãy hít thở sâu, bình tĩnh lại và cố gắng không chủ động giúp đỡ trừ khi thật sự cần thiết.

Bạn có muốn con lớn lên tự tin và không ỷ lại vào bố mẹ? Nếu muốn, bạn phải thật kiên nhẫn và chỉ giúp nếu bé nhờ. Cụm từ Để bố/mẹ làm cho” không mang lại kết quả tốt mà còn khiến con không biết chủ động trong công việc.

Ngay khi con nhờ bạn giúp đỡ, hãy đánh giá xem bé sẽ xử lý thế nào. Nếu thấy con có thể làm được, bạn hãy đưa ra gợi ý thay vì làm thay cho con.

6. Hỏi ý kiến của con

Hỏi ý kiến của con

Trẻ nhỏ thích cảm giác được người lớn quan tâm bằng cách hỏi ý kiến của bé. Do vậy, bạn đừng ngại ngần cho con có cơ hội bày tỏ suy nghĩ của mình. Điều này sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn với những gì mình nói ra.

7. Cảm thông với bé

để bố mẹ hiểu con

Khi con bày tỏ về vấn đề bé đang gặp phải, bạn cảm thấy xót xa và muốn dạy trẻ cách giải quyết ngay lập tức. Các câu nói như: Bố/mẹ đã nói với con rồi mà con không chịu nghe” tự động bật ra. Sự lo lắng này là điều dễ hiểu nhưng đồng thời vô tình tạo khoảng cách giữa bố mẹ và con cái.

Bạn nên quan tâm những lo lắng của bé. Nếu con muốn khóc, bạn cứ cho bé khóc. Để hiểu con hơn, bạn hãy ở bên cạnh lắng nghe, từ đó tìm cách giúp bé vơi nỗi buồn.

8. Đưa ra các tình huống giả định

để bố mẹ hiểu con hơn

Tạo ra các tình huống giả định khi bạn muốn dạy trẻ cách ứng xử hoặc giải quyết vấn đề. Bạn có thể cùng trẻ ở một không gian thoải mái và thảo luận những mong muốn của trẻ. Ví dụ, bạn có thể hỏi: “Bạn Na thường mang nhầm dép của con. Vậy bây giờ con nên làm thế nào?”.

Một điều quan trọng khi thảo luận về các tình huống giả định, bạn không cần phải kèm theo các câu hỏi như: “Con có biết cách xử lý không?”. Bạn không nên nghĩ rằng trẻ không hiểu người lớn nói gì. Trẻ sẽ suy nghĩ về tình huống mà không cần lời khuyên từ bố mẹ. Từ những quan điểm trẻ bộc lộ, bạn sẽ biết được con có tính cách như thế nào. 

9. Luôn có yếu tố hài hước

Luôn có yếu tố hài hước

Nếu không phải bố mẹ thì ai sẽ dạy cho một đứa trẻ rằng sự hài hước có thể giúp trẻ đối phó với những lúc khó khăn? Những câu chuyện cười, câu nói giả giọng, giả vờ nói chuyện với đồ vật đều tạo nên bầu không khí vui vẻ cho gia đình. Ngoài ra, nhiều vấn đề được giải quyết nhanh hơn mà người lớn không cần lớn tiếng để bé nghe theo.

Ảnh: Brightside 

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời