Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / Bệnh tiểu đường có chữa được không? Hy vọng mới từ Tây y và Đông y

Bệnh tiểu đường có chữa được không? Hy vọng mới từ Tây y và Đông y

Bệnh tiểu đường có chữa được không? Hy vọng mới từ Tây y và Đông y

Để tìm ra lời giải cho nỗi trăn trở: “Bệnh tiểu đường có chữa được không?”, cả Tây y và Đông y đều có những tín hiệu đáng mừng giúp người bệnh lạc quan hơn. Thực tế, bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không phần lớn là nhờ khả năng điều chỉnh lối sống của bạn đấy!

Khả năng chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường (đái tháo đường) cho đến nay vẫn còn là một thách thức rất lớn trong y khoa. Nhưng theo nhận định của các nhà khoa học của Đại học Manchester (Vương quốc Anh) vào năm 2014, bệnh tiểu đường tuýp 2 có hy vọng được chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc Tây y và lối sống lành mạnh. Nghiên cứu cũng đã tìm ra một số loại thảo dược truyền thống được dùng trong các bài thuốc Đông y có thể giúp ích rất nhiều trong công cuộc điều trị bệnh tiểu đường.

Điều trị bệnh tiểu đường theo Tây y và Đông y

bệnh tiểu đường có chữa được không

Liệu pháp điều trị mới của Tây y

Các nhà khoa học vẫn đang không ngừng tiến hành nghiên cứu mang lại hy vọng điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường với các liệu pháp mới như cấy ghép tuyến tụy, tế bào gốc và cấy ghép tế bào beta.

1. Cấy ghép tuyến tụy: Phương pháp cấy ghép toàn bộ tuyến tụy có thể được áp dụng trong điều trị tiểu đường tuýp 1. Tuyến tụy được cấy ghép thành công sẽ giúp cơ thể khôi phục lại khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 1.300 ca ghép tụy thành công cho người bệnh tiểu đường tuýp 1 và 83% trong số họ đã không phải sử dụng Insulin sau 1 năm cấy ghép (coi như đã khỏi bệnh hoàn toàn). Tuy nhiên, nguồn tuyến tụy khan hiếm cùng với việc người bệnh phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời nên họ có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác.

2. Liệu pháp tế bào gốc: Các tế bào gốc sẽ cấy ghép vào cơ thể để phát triển thành các tế bào beta – tế bào tuyến tụy có chức năng sản xuất insulin. Kết quả của các nghiên cứu bước đầu cho thấy, liệu pháp này có thể giúp cải thiện rõ rệt quá trình trao đổi glucose và tăng độ nhạy cảm của insulin.

3. Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy: Sự tổn thương và suy giảm chức năng của các tế bào beta được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Liệu pháp cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy giúp cơ thể cảm nhận mức đường trong máu và kích hoạt sản sinh lượng insulin phù hợp để điều hòa đường huyết. Tuy nhiên, sau cấy ghép người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc để giữ cho tế bào ghép không bị thải loại nên chỉ có 8% trong số người bệnh ghép tiểu đảo tụy có thể giữ được đường huyết ổn định.

Các liệu pháp cấy ghép tế bào và tuyến tụy tuy vẫn còn chưa hoàn chỉnh và đang trong quá trình cải tiến, tuy nhiên đây chính là những bước tiến mới của Tây y mở ra nhiều hy vọng điều trị bệnh tiểu đường trong tương lai.

Cơ hội chữa bệnh bằng Đông y

Trong cuộc hành trình tìm kiếm cách điều trị bệnh tiểu đường, nhiều nghiên cứu đã chứng minh các bài thuốc Đông y từ Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử… cũng là một lựa chọn tốt giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thảo dược Hoài sơn và Mạch môn có chứa một số hoạt chất sinh học tự nhiên giúp phục hồi chức năng tuyến tụy, giảm đề kháng insulin cho người bệnh tiểu đường tuýp 2.  

Ngoài ra, các nhà khoa học Đài Loan còn tìm thấy trong rễ củ Mạch môn có các hoạt chất kháng viêm và chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn chặn biến chứng tiểu đường, đặc biệt là biến chứng thận do tiểu đường – một trong những biến chứng nguy hiểm nhất và điều trị tốn kém nhất.

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Có thể nói cả Tây y và Đông y đều có những bước tiến quan trọng qua các nghiên cứu, song “Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?” vẫn luôn là một câu hỏi mở với nhiều cơ hội trong tương lai.

Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, ở thời điểm hiện tại, bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, bởi nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp.

Với bệnh tiểu đường tuýp 1, đảo tụy – là nơi sản xuất ra insulin bị phá hủy không có khả năng tiết insulin nên để hy vọng chữa khỏi bệnh tiểu đường chỉ chờ vào việc cấy ghép.

Riêng với đái tháo đường tuýp 2, rối loạn chuyển hóa ở cấp phân tử tế bào chứ không đơn thuần chỉ là đường huyết tăng cao. Nếu người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm (tiền tiểu đường) mới chỉ có kháng insulin và điều trị tích cực bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, dùng thuốc thì có cơ hội chữa khỏi. Nhưng phát hiện ở giai đoạn muộn, đã bị chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 thì rất khó chữa dứt điểm. Vì khi đó, tuyến tụy đã bị suy kiệt cộng với kháng insulin và những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể sẽ khiến người bệnh kiểm soát đường huyết khó khăn hơn, nguy cơ bị biến chứng cao do glucose máu lên xuống thất thường.

Mặc dù chưa chữa khỏi nhưng người tiểu đường vẫn có thể kiểm soát được bệnh và giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng bằng lối sống lành mạnh kết hợp với thuốc hạ đường huyết và những giải pháp hỗ trợ điều trị khác.

Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

bệnh tiểu đường có chữa được không

Bệnh tiểu đường rất khó điều trị dứt điểm, song bạn hoàn toàn có thể hồi phục lại sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nếu áp dụng phối hợp nhiều giải pháp. Sau đây là cách kết hợp lối sống lành mạnh với liệu pháp của Tây y và Đông y nhằm giúp bạn đạt hiệu quả điều trị cao nhất có thể.

1. Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Thay vì hoang mang với những câu hỏi như: “Bệnh tiểu đường có chữa được không?” hay “Bệnh tiểu đường có chữa khỏi không?”, bạn nên tìm hiểu cách kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được đường huyết trong giới hạn cho phép và giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng bằng thuốc điều trị cùng với lối sống lành mạnh.

Sau đây là các lối sống lành mạnh mà bạn nên điều chỉnh:

Duy trì chế độ ăn tốt cho người tiểu đường: tăng cường chất xơ, cắt giảm chất béo và lượng carbohydrate (có trong tinh bột và đường).

Tăng cường vận động thể chất: Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo bạn nên luyện tập ít nhất 30 – 60 phút/ngày với những bài tập cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội… Mỗi tuần cần tập ít nhất 5 ngày và không nghỉ tập ở 2 ngày liên tiếp.

Kiểm soát trọng lượng khỏe mạnh: Nếu bạn có thừa cân hay béo phì, hãy lên kế hoạch để giảm cân và duy trì nó ở mức hợp lý theo chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18 – 23 ở nữ và 20 – 25 ở nam.

Giảm căng thẳng cho tinh thần: Stress là một trong nguyên nhân khiến cho mức đường huyết tăng cao khó hạ. Do vậy, người bệnh cần tập cách thư giãn, bỏ hút thuốc lá, ngủ đủ giấc và đúng giờ để giúp làm giảm quá trình stress oxy hóa – một cách để kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường hiệu quả.

2. Tuân thủ dùng thuốc điều trị Tây y

Theo hướng dẫn điều trị mới nhất của Bộ Y tế, thuốc hạ đường huyết nhóm Biguanid (Metformin, Glucophage) và Sulfonylurea (Gliclazide với các biệt dược: Diamicron, Predian…) vẫn là lựa chọn chủ yếu trong quá trình điều trị tiểu đường tuýp 2.

Một số trường hợp sau đây sẽ áp dụng thuốc tiêm:

  • Tiểu đường tuýp 1
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú
  • HbA1c ≥ 10%, đường huyết ≥ 300 mg/dl
  • Suy gan, suy thận
  • Chuẩn bị phẫu thuật, nhiễm toan ceton….

Bệnh tiểu đường có chữa được không cũng phụ thuộc vào cách bạn sử dụng thuốc. Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên. Bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc khám định kỳ mỗi 3 tháng.

3. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cùng với thuốc điều trị Tây y, bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm có các thành phần thảo dược như Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử… Liệu pháp hỗ trợ này không chỉ giúp làm tăng hiệu quả điều trị lại vừa ngăn ngừa biến chứng và tránh nhiều tác dụng phụ của thuốc.

Kiên trì uống Hộ Tạng Đường suốt 1 năm liền, bác Nhan Thiên Trang (TP. Pleiku, Gia Lai) nhận thấy mình đã đi đúng hướng điều trị khi tình hình sức khỏe đã được cải thiện rõ rệt: “Tôi thấy người khỏe hơn, ăn uống ngon miệng, mắt không còn mờ nhòe, vấn đề sinh lý cũng trở lại bình thường… Thậm chí, nhiều người còn nói tôi khỏe hơn cả độ tuổi 67 của mình”.

Như vậy, lời giải đáp cho trăn trở “Bệnh tiểu đường có chữa được không?” chính là ở cách thực hiện của bạn khi điều trị bằng thuốc Tây y, thảo dược Đông y và điều chỉnh lối sống lành mạnh. Điều kiện y học hiện đại chưa thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, nhưng bản thân bạn thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển và đưa cơ thể hồi phục ở trạng thái sức khỏe tốt hơn. Đó cũng chính là bí quyết giúp bạn sống chung với căn bệnh một cách hòa bình!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời