Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / Bố mẹ trực thăng khiến não bộ trẻ nhỏ chậm phát triển

Bố mẹ trực thăng khiến não bộ trẻ nhỏ chậm phát triển

Bố mẹ trực thăng khiến não bộ trẻ nhỏ chậm phát triển

Bố mẹ trực thăng là thuật ngữ dùng để chỉ những bậc phụ huynh luôn chú ý quá mức đến từng hành động dù lớn hay nhỏ của con cái nhưng lại biện hộ rằng tất cả đều do sự quan tâm con mà ra.

Bố mẹ trực thăng tuy nghe qua còn khá xa lạ đối với Việt Nam nhưng ở các nước phương Tây, thuật ngữ này được biết đến rộng rãi. Được làm bố mẹ là một điều tuyệt vời và dĩ nhiên, sẽ có không ít phụ huynh vì muốn bản thân trở thành một phụ huynh hoàn hảo mà vô tình trở thành một chiếc camera hành trình khi thường xuyên theo dõi con ở bất cứ đâu, thời gian nào.

Vì sao bố mẹ lại theo dõi con?

Bạn có thể trở thành bố mẹ trực thăng theo hướng cố tình hoặc vô tình và tất cả đều xuất phát từ tình yêu, sự lo lắng dành cho con cái. Có đến 4 lý do phổ biến mà các phụ huynh luôn theo dõi trẻ nhỏ:

1. Sợ con buồn

Bố mẹ lo lắng về những thất bại có thể xảy ra cho con nên làm mọi cách để giúp bé tránh phải nhận điểm thấp ở trường hoặc thất vọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi người lớn kiểm soát hành vi của trẻ và không cho bé khoảng thời gian riêng tư, điều đó có thể dẫn đến hệ quả là bé không có kỹ năng suy nghĩ và xử lý tình huống, khả năng đấu tranh để bảo vệ bản thân.

2. Lo lắng quá mức

Ngay từ khi bé ra đời hoặc thậm chí trước đó, bố mẹ đã lo lắng về những thứ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến con sau này, chẳng hạn như bạn bè xấu, bệnh tật… từ đó tạo ra một cái kén vô hình và nhốt con ở bên trong để bảo vệ con mọi lúc mọi nơi.

3. Hoàn thiện quá mức

Một số phụ huynh do từng bị bỏ rơi hoặc không được yêu thương khi còn nhỏ nên thận trọng quá mức khi có con. Họ luôn chú ý và theo dõi để đảm bảo rằng con không phải chịu đựng những thiệt thòi như mình đã trải qua nhưng thật không may, sự quan tâm này lại đi theo chiều hướng tiêu cực.

4. Ảnh hưởng bởi người khác

Bố mẹ đôi lúc vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi những phụ huynh khác. Theo các chuyên gia, khi một người thấy bạn bè hoặc người khác có hành động kiểm soát con trẻ quá mức, bố mẹ tự tạo áp lực phải giống như họ. Bố mẹ cảm thấy rằng mình nuôi dạy con chưa đủ tốt nên càng theo dõi, kiểm soát con nhiều hơn và trở thành một phần trong cộng đồng bố mẹ trực thăng.

Dấu hiệu của bố mẹ trực thăng

Nếu cảm thấy mình xuất hiện trong hầu hết các tình huống dưới đây, có thể bạn đã trở thành một phụ huynh trực thăng nhưng lại không nhận ra rồi đấy:

  • Khi bé có mâu thuẫn với bạn bè, bạn đứng ra giải quyết chứ không phải con
  • Làm bài tập giúp trẻ để con có thêm thời gian chơi
  • Can thiệp vào cách giáo viên dạy con dù chưa biết đúng sai
  • Luôn đi theo bé ở bất cứ đâu
  • Không dạy con cách chấp nhận sai lầm mà thường tìm lý do để đổ lỗi
  • Không cho phép con được trải nghiệm như những bạn cùng tuổi
  • Không cho phép con được tự quyết định.

Hậu quả khi trở thành bố mẹ trực thăng

bố mẹ trưc thăng

Trở thành bố mẹ trực thăng đồng nghĩa với việc bạn đã tước đoạt khả năng tự thúc đẩy, tính cách độc lập và tự chủ của con. Giáo sư Larry Nelson thuộc Đại học Brigham Young, Mỹ, cho biết bất kể hình thức kiểm soát nào cũng đều mang tính tiêu cực và có hại cho trẻ nhỏ trong thời kỳ bé phát triển não bộ. Ông cũng đưa ra các hậu quả cho việc này sẽ tác động đến tinh thần của trẻ, bao gồm:

1. Lo lắng và trầm cảm

Những phụ huynh bảo vệ con quá mức có thể luôn xâm phạm, áp đặt những kỳ vọng không thực tế lên con cái của chính mình. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 đã đưa ra kết luận trẻ em lớn lên trong một gia đình có bố mẹ trực thăng sẽ cảm thấy mệt mỏi, gia tăng nguy cơ lo âu và trầm cảm.

2. Thiếu tự tin

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Emerging Adulthood, trẻ nhỏ được nuôi nấng bởi bố mẹ trực thăng ít tự tin mà thường thu mình khép kín lại hoặc chỉ làm những việc có người lớn hỗ trợ. Ngay cả khi bố mẹ dành cho trẻ thật nhiều tình yêu thương cũng không có tác dụng vì bé thật sự cần là một không gian an toàn để học hỏi, sửa sai và thách thức chính mình.

3. Luôn phụ thuộc

Nếu luôn bao bọc con trong một vùng an toàn, dĩ nhiên bé sẽ bắt đầu hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, đợi chờ bố mẹ ra quyết định dù đó là những vấn đề đơn giản và dễ xử lý nhất. Dĩ nhiên, ban đầu bạn sẽ nghĩ điều này thật đúng đắn nhưng dần về sau, thói quen đó có thể khiến bạn và con đều cảm thấy mệt mỏi, gò bó.

4. Hung hăng và ích kỷ

Các chuyên gia tâm lý cho biết trẻ nhỏ sống trong những gia đình có thói quen bảo vệ con quá mức sẽ nảy sinh tính ích kỷ và thô lỗ. Từ đó, trẻ sẽ phản ứng lại sự kiểm soát của bố mẹ theo hướng cực đoan. Trẻ bắt đầu có những hành vi bạo lực bằng lời nói hoặc tay chân lên bạn bè để cảm thấy cân bằng.

Làm thế nào để không trở thành bố mẹ trực thăng?

  • Tin tưởng con khi bé thực hiện một nhiệm vụ nào đó
  • Trang bị những kiến thức cần thiết cho trẻ
  • Không phản ứng quá đà khi con làm sai và luôn động viên bé nếu thất bại
  • Kiên nhẫn quan sát trước lúc can thiệp
  • Lắng nghe tâm sự của con thay vì luôn đưa ra sẵn lời khuyên hoặc thậm chí giải quyết vấn đề thay bé
  • Tạo ra những cuộc trò chuyện giúp kích thích tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, can đảm là cơ hội để học hỏi
  • Khen thưởng con vì những nỗ lực hết mình bên cạnh sự thành công.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời