Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / Điều trị 7 cơn đau thường gặp ở người lớn tuổi

Điều trị 7 cơn đau thường gặp ở người lớn tuổi

Điều trị 7 cơn đau thường gặp ở người lớn tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau ở người lớn tuổi. Một số nguyên nhân bạn có thể tự điều trị, số khác cần phải được bác sĩ khám và theo dõi.

Người lớn tuổi thường có nguy cơ bị đau nhiều hơn do giảm sức khỏe và hệ miễn dịch. Các cơn đau ở người lớn tuổi thường là mạn tính, xảy ra sau một chấn thương hoặc bệnh lý. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 7 cơn đau ở người lớn tuổi và cách kiểm soát chúng nhé.

Đau thắt lưng

Đau thắt lưng là tình trạng đau mạn tính khá phổ biến. Nếu bạn dưới 50 tuổi và không bị chấn thương lưng, cơn đau có thể do ngồi quá lâu, dẫn đến tạo quá nhiều áp lực lên đĩa đệm ở lưng.

Ở người lớn tuổi, nguyên nhân chủ yếu gây đau là do thoái hóa.

Mặc dù đau thắt lưng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng bệnh thường phổ biến ở độ tuổi từ 30–40.

Để giảm đau, bạn có thể tập các bài tập rèn luyện sức mạnh hoặc cardio. Các bài tập này giúp tăng lưu lượng máu, tăng sức cơ và hỗ trợ cột sống. Do đó, áp lực lên cột sống sẽ giảm.

Bạn cũng có thể tập vật lý trị liệu. Bác sĩ trị liệu có thể hướng dẫn bạn tập để di chuyển tốt hơn và giảm đau.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc để giúp giảm đau. Ngoài ra, chườm nhiệt cũng giúp cơn đau giảm.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau lưng hoặc tình trạng ngày càng nặng hơn.

Đau đầu

Đau đầu là tình trạng khá phổ biến ở người lớn tuổi. Họ có thể bị đau đầu thường xuyên hoặc đau nửa đầu.

Các chuyên gia không biết nguyên nhân chính xác gây ra cơn đau đầu, nhưng nó có thể được kích hoạt bởi các yếu tố như căng cơ, mất nước, kỳ kinh, căng thẳng, thay đổi thời tiết và một số loại thực phẩm nhất định.

Các cơn đau đầu thường xảy ra từ độ tuổi 20–50.

Nếu bạn chỉ bị đau đầu ở trán và khu vực thái dương, đây có thể là đau đầu do căng thẳng. Để giảm đau, bạn có thể xoa bóp vùng bị đau hoặc thoa kem menthol lên trán hay phần cổ.

Đối với cơn đau ở người lớn tuổi, các thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen hoặc một loại thuốc đặc biệt trị chứng đau nửa đầu có chứa caffeine, acetaminophen hoặc aspirin, có thể giúp giảm đau, nhưng bạn không nên dùng thuốc này hơn 3 ngày khi không có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên dùng thuốc trị đau nửa đầu theo toa.

Thoái hóa khớp

Một trong những nguyên nhân chính gây ra cơn đau ở người lớn tuổi là thoái hóa khớp.

Tình trạng này xảy ra khi sụn giữa khớp và xương bị thoái hóa, gây đau ở các khớp, như tay, đầu gối và hông. Thoái hóa khớp thường là kết quả của những thay đổi liên quan đến tuổi tác, chấn thương từ một môn thể thao hoặc hoạt động khác.

Độ tuổi dễ bị đau thoái hóa khớp nhất là từ 60–70.

Vận động chính là chìa khóa giúp giảm đau. Bên cạnh đó, vận động còn giúp lưu thông máu và giữ cho khớp khỏe mạnh. Nó còn giúp hỗ trợ các cơ xung quanh khớp, làm giảm áp lực lên khớp và xương.

Nếu bạn bị thoái hóa khớp nặng hoặc mới bắt đầu tập luyện, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Họ có thể đề nghị cho bạn các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng nhiệt hoặc một số thuốc giảm đau.

Đau khớp không do viêm khớp

Nếu bạn cảm giác cơn đau như ở trong hoặc xung quanh khớp nhưng không phải do thoái hóa khớp, đây có thể do viêm gân gây ra. Khi càng đi nhiều, bạn càng cảm thấy đau.

Các cơn đau thường do các hoạt động lặp đi lặp lại gây ra.

Để giảm đau, bạn có thể dùng phương pháp RICE (nghỉ ngơi, chườm đá, băng và nâng).

Bạn cũng có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc naproxen để giảm viêm. Hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện sau 1 tuần.

Đau xương chậu

Đau xương chậu là một trong những cơn đau ở người lớn tuổi thường gặp. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói. Cơn đau có thể do các tình trạng khác gây ra như lạc nội mạc tử cung hoặc hội chứng ruột kích thích.

Để giảm đau, bạn có thể dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu bị những cơn đau thắt trong vài ngày, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Việc điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau vùng chậu, bao gồm vật lý trị liệu, thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc giãn cơ.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh từ cổ tay đến lòng bàn tay bị chèn ép, gây đau, tê hoặc ngứa ở ngón tay hoặc cổ tay. Nó thường do cử động lặp đi lặp lại, ví dụ như đánh máy gây ra.

Những yếu tố khác như bệnh sử gia đình, viêm khớp, những thay đổi hormone thời kỳ mãn kinh, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Những người từ độ tuổi 40–60 sẽ dễ mắc hội chứng ống cổ tay.

Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị tập vật lý trị liệu, tập thể dục và sử dụng thuốc giảm đau theo toa trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần phải được phẫu thuật.

Căng cơ/đau cơ

Khi bạn bắt đầu già đi, các sợi cơ ít hơn, khiến chúng trở nên kém linh hoạt, dễ bị tổn thương và đau nhức hơn. Điều đó có thể làm tăng khả năng bạn bị đau nhức sau các hoạt động thường ngày, như làm vườn hoặc tập thể dục.

Điều tốt nhất là bạn tránh làm tổn hại cơ thể. Không tự kéo, đẩy hoặc nhấc vật nặng, hãy nhờ sự giúp đỡ của người khác. Bạn cũng cần tập các bài duỗi cơ như yoga hoặc Thái Cực quyền, để giúp cơ bắp luôn dẻo dai và linh hoạt.

Nếu bị đau cơ bắp, bạn hãy thử áp dụng phương pháp RICE hoặc dùng thuốc giảm đau. Nếu tình trạng không cải thiện sau vài ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời