Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / Hạt giống tâm hồn: Bàn tay mẹ

Hạt giống tâm hồn: Bàn tay mẹ

Hạt giống tâm hồn: Bàn tay mẹ

Một chàng trai trẻ xuất sắc trong học tập đã ứng tuyển vào vị trí quản lý trong một công ty lớn. Anh đã qua màn phỏng vấn đầu tiên, giám đốc thực hiện màn phỏng vấn cuối cùng để đưa ra lựa chọn cuối. Vị giám đốc khám phá ra rằng CV của anh đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, từ trung học cho đến sau đại học, chưa có năm nào mà thành tích anh không cao.

Giám đốc hỏi: “Cậu đã nhận học bổng nào từ trường chưa?”. Chàng trai trả lời: “Dạ chưa”.

Giám đốc hỏi: “Có phải cha cậu là người trả học phí cho cậu không?”. Chàng trai đáp: “Cha tôi đã qua đời khi tôi vừa tròn một tuổi, mẹ tôi mới là người trả học phí cho tôi”.

Giám đốc hỏi: “Mẹ cậu làm việc ở đâu?”. Chàng trai đáp: “Mẹ tôi là một người giặt quần áo”. Giám đốc yêu cầu chàng trai ấy cho ông xem bàn tay của anh. Đó là đôi bàn tay mềm mại, đôi bàn tay không có dấu hiệu của sự vất vả.

Người giám đốc tiếp tục hỏi: “Cậu đã bao giờ giúp mẹ mình giặt quần áo chưa?”. Chàng trai trả lời: “Chưa bao giờ, mẹ tôi luôn muốn tôi học và đọc sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt đồ nhanh hơn tôi”.

Giám đốc nói: “Tôi có một yêu cầu. Khi cậu về nhà hôm nay, hãy rửa tay cho mẹ cậu, rồi sáng hôm sau quay lại gặp tôi”.

Chàng trai ấy cảm thấy cơ hội nhận được việc của mình là rất cao. Khi anh quay về, anh đã rất vui yêu cầu mẹ cho phép mình rửa tay cho bà. Mẹ anh cảm thấy lạ, hạnh phúc nhưng với những cảm xúc lẫn lộn, bà giơ tay ra cho con mình.

Chàng trai rửa tay cho mẹ chậm rãi. Nước mắt anh tuôn rơi khi anh làm điều đó. Đó là lần đầu tiên anh nhận thấy bàn tay của mẹ có rất nhiều nếp nhăn và vô số vết bầm tím. Một số vết bầm tím đau đến nỗi mẹ anh rùng mình khi được làm sạch bằng nước.

Đây là lần đầu tiên chàng trai trẻ nhận ra rằng chính đôi bàn tay này đã giặt quần áo hàng ngày để lấy tiền trả học phí cho anh. Những vết tím bầm trên tay mẹ anh là cái giá mà bà phải trả cho việc anh tốt nghiệp, thành tích học tập xuất sắc và tương lai của anh.

Sau khi rửa tay cho mẹ, anh lặng lẽ giặt nốt đống đồ còn lại cho mẹ anh. Tối hôm ấy, hai mẹ con nói chuyện cùng nhau rất lâu. Sáng hôm sau, chàng trai đến văn phòng của giám đốc.

Giám đốc thấy được những giọt lệ từ mắt anh tuôn ra, ông hỏi: “Cậu có thể cho tôi biết, cậu đã học được gì từ nhà hôm trước?”. Anh trả lời: “Tôi đã rửa tay cho mẹ, đồng thời cũng giặt hết đống đồ còn lại”.

Giám đốc hỏi: “Cậu cảm thấy thế nào?”.

Chàng trai đáp: “Thứ nhất, bây giờ tôi đã biết sự biết ơn là gì. Nếu không có mẹ, tôi đã không thành công như hôm nay. Thứ hai, bằng cách cùng nhau làm việc và giúp đỡ mẹ, tôi mới nhận ra sự khó khăn và gian nan để hoàn tất một việc. Cuối cùng, tôi đánh giá cao tầm quan trọng và giá trị của mối quan hệ gia đình”.

Giám đốc nói: “Đây là những gì mà tôi đang tìm kiếm cho vị trí quản lý. Tôi muốn tuyển một người biết ơn trước sự giúp đỡ của người khác, người hiểu được nỗi đau của người khác để hoàn tất một việc, và là người sẽ không coi đồng tiền là mục tiêu duy nhất của cuộc sống. Cậu được thuê”.

Sau đó, chàng trai trẻ này đã làm việc rất chăm chỉ và nhận được sự tôn trọng của cấp dưới. Tất cả những người công nhân đều làm việc siêng năng như ở trong một đội. Hiệu suất của công ty được cải thiện rõ rệt.

Ý nghĩa câu chuyện: Nếu một người không hiểu và trải qua sự khó khăn cần phải có trong cuộc sống, và mọi thứ đều đến với họ quá dễ dàng, thì họ sẽ chẳng bao giờ hiểu được giá trị của nó. Điều quan trọng nhất là phải trải qua sự khó khăn và học cách hiểu được giá trị của việc lao động chăm chỉ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời