Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / [Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Lo lắng bệnh mạch vành có nguy hiểm không, ông Luận từng nghĩ mình đã đến lúc gần đất xa trời vì bệnh nặng ở tuổi 82. Thế nhưng, tuổi tác và bệnh tình cũng có lúc phải “nhượng bộ” khi ông vẫn kiên trì tìm cách kéo dài thời gian ở bên người thân.

Ông Nguyễn Đức Luận (phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa) bị suy tim nhiều năm do tăng huyết áp và bệnh mạch vành. Ông trăn trở: “Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?” vì có lúc cơn đau thắt ngực bóp nghẹt tim, không thở nổi… tưởng chừng không qua khỏi. Thậm chí, ông đã từng lặng lẽ một mình ngồi viết di chúc cho con cháu, vừa lo xa chuyện hậu sự vừa nghĩ rằng bệnh mạch vành của mình không chữa khỏi.

Bệnh động mạch vành (coronary artery disease) hay bệnh mạch vành còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: thiểu năng vành, suy vành, hẹp mạch vành tim. Đây là tình trạng suy yếu và giảm lưu lượng máu qua động mạch vành.

Những động mạch này cung cấp máu cho cơ tim. Khi lưu lượng máu tới cơ tim giảm đi, gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ, chức năng tim sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm và cholesterol được cho là thủ phạm chính gây ra bệnh mạch vành, ngoài ra thói quen ít vận động, chế độ ăn uống không khoa học, yếu tố gia đình (gen di truyền) cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Nếu bạn đang bước vào cuộc chiến giành lấy một trái tim khỏe mạnh hơn, thay vì lo lắng “bệnh mạch vành nguy hiểm không?”, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các nguy cơ biến chứng và cách chữa bệnh hẹp mạch vành để ngăn ngừa hiệu quả.

Những nguy cơ biến chứng của bệnh mạch vành

bệnh mạch vành có nguy hiểm không
Người bệnh mạch vành có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Dù bệnh mạch vành do nguy cơ gì gây ra thì cũng sẽ mang tới một số biến chứng cho người bệnh. Theo thời gian, mảng xơ vữa ở thành động mạch vành dày lên, gây chít hẹp lòng mạch, dẫn đến những cơn đau thắt ngực, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Đặc biệt, khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ, sẽ hình thành cục máu đông làm giảm đột ngột lưu lượng máu tới cơ tim và gây hoại tử vùng cơ tim bị thiếu máu. Người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, đó là chưa kể đến hậu quả lâu dài của bệnh mạch vành như rối loạn nhịp tim, suy tim.

Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là biến chứng thường gặp ở người bệnh bị hẹp động mạch vành. Tình trạng tắc hẹp càng nặng thì rối loạn nhịp tim càng nghiêm trọng, nhịp tim có thể tăng tốc nhanh chóng và có thể gây ngừng tim bởi các cơn rung nhĩ, rung thất. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người bệnh.

Suy tim

Theo thời gian, bệnh động mạch vành có thể dẫn đến suy tim. Hậu quả này khó tránh khỏi ở người bị bệnh động mạch vành lâu năm hoặc kiểm soát bệnh không tốt. Suy tim gây khó thở, đau tức ngực, ho, phù, mệt mỏi và làm cho các triệu chứng của cả bệnh mạch vành và suy tim trầm trọng hơn.

Nhồi máu cơ tim

Nếu một động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy nên, khi nhận thấy các dấu hiệu như đột nhiên mệt mỏi bất thường kèm theo cảm giác lo lắng, bồn chồn, đau thắt ngực, buồn nôn, nôn và buồn đi cầu, đổ mồ hôi lạnh, người bệnh cần ngưng hoàn toàn các hoạt động thể lực và gọi cấp cứu ngay lập tức.

Việc xử trí và cấp cứu nhồi máu cơ tim sớm trong vòng 1 giờ đầu tiên có ý nghĩa sống còn, giúp tăng khả năng sống sót cho người bệnh lên tới 96%.  

Cách chữa trị bệnh mạch vành

bệnh mạch vành có nguy hiểm không
Lối sống lành mạnh giúp bạn giảm nguy cơ tắc hẹp mạch vành

Bệnh mạch vành có chữa được không? Có phòng ngừa được không? Điều này phụ thuộc rất lớn vào bản thân người bệnh trong việc thay đổi thói quen, lối sống theo chiều hướng tích cực, chứ không chỉ là thuốc hay phương pháp điều trị dùng thuốc, can thiệp ngoại khoa.

Điều trị bằng thuốc

Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ bao gồm hàm lượng cholesterol, huyết áp, đường huyết là mục tiêu quan trọng trong điều trị bệnh mạch vành. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc:

• Thuốc chống đông: Giúp giảm đông máu và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch vành.

• Thuốc làm giảm cholesterol: Giúp giảm lượng cholesterol có hại tích tụ ở động mạch vành.

• Thuốc chẹn beta (beta blocker): Có tác dụng làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp và giảm nguy cơ đau tim.

• Thuốc ức chế kênh canxi: Giúp cải thiện tình trạng đau thắt ngực.

• Thuốc giãn mạch Nitroglycerin: Giúp kiểm soát cơn đau ngực bằng cách làm giãn động mạch vành tạm thời và giảm nhu cầu máu của tim.

• Các chất ức chế men chuyển: có tác dụng giảm huyết áp và ngăn ngừa tiến triển của bệnh động mạch vành.

Phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa

Để giúp cải thiện lưu thông máu, bác sĩ có thể thực hiện các can thiệp ngoại khoa để mở rộng động mạch vành như nong vành, đặt stent phẫu thuật bắc cầu động mạch vành…

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Nếu như lối sống là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật thì đây cũng chính là chìa khóa giúp bạn tăng hiệu quả điều trị. Khi điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn, sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ được cải thiện rõ rệt và điều này sẽ hỗ trợ bạn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của mạch vành. Một số việc bạn có thể làm để cải thiện lối sống bao gồm:

• Tập luyện thể dục: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng, vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội…

• Không hút thuốc lá: Ngoài thuốc lá, bạn cũng cần hạn chế các chất kích thích có thể gây hại cho tim mạch như rượu, bia, cà phê…

• Tránh lo âu, căng thẳng: Bạn hãy tránh stress bằng cách thư giãn, hít thở sâu, nghỉ ngơi, ngồi thiền, yoga…

• Ăn uống lành mạnh: Bạn hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, muối, đường. Hãy lên thực đơn ăn cá 1–2 lần mỗi tuần.

Sử dụng thêm thảo dược tự nhiên

Tuy chỉ đóng vai trò bổ trợ điều trị, nhưng có nhiều sản phẩm hỗ trợ tim mạch cũng góp phần làm tăng hiệu quả điều trị. Trong đó có thể kể đến vai trò của Đan sâm trong việc làm tăng lưu lượng máu đến nuôi tim và giảm đau thắt ngực. Ngoài ra, khả năng giảm cholesterol, kháng viêm của Hoàng đằng cũng rất hữu ích cho người bệnh mạch vành.

Tại Việt Nam, sản phẩm Ích Tâm Khang có chứa Đan sâm và Hoàng đằng đã được nghiên cứu và đăng kết quả trên trên Tạp chí quốc tế (2014). Kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm này có tác dụng hỗ trợ làm giảm và cải thiện các triệu chứng khó thở, đau thắt ngực, ho, phù, khó thở, giảm cholesterol máu và giảm tần suất nhập viện do suy tim tiến triển.

Kể từ khi kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang (*) cùng với thuốc điều trị, sức khỏe của ông Luận ngày càng cải thiện. “Sau 3 tháng sử dụng thì tim tôi không còn đau, không còn đập nhanh nữa. Tôi có thể đi bộ 20 phút liền mà không thấy mệt…”.

Mặc dù ông Luận vẫn hay nói mình may mắn hợp thầy, hợp thuốc nên bệnh tình mới thuyên giảm, song thật ra sự hồi phục của ông là do nỗ lực điều trị đến cùng bất chấp tuổi tác. Nếu ai cũng an phận “Trời kêu ai nấy dạ” thì sẽ rất khó mà ngăn ngừa các rủi ro biến chứng. Đừng mãi băn khoăn: “Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?” mà hãy tìm cách đẩy lùi bệnh tật càng sớm càng tốt!

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thảo Viên | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời