Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / [Hỏi đáp bác sĩ] Đặt stent có nguy hiểm không?

[Hỏi đáp bác sĩ] Đặt stent có nguy hiểm không?

[Hỏi đáp bác sĩ] Đặt stent có nguy hiểm không?

Đặt stent có nguy hiểm không phụ thuộc rất lớn vào cách bạn chăm sóc bản thân khi về nhà. Sau đặt stent mạch vành nếu được điều trị tốt, bạn sẽ giảm được rủi ro do bệnh gây ra.

Phương pháp đặt stent đóng vai trò như một chiếc phao cứu sinh cho người bệnh khi bị suy vành hay thiếu máu cơ tim cục bộ. Bạn có thể chỉ mất 1 giờ đồng hồ để đặt stent mạch vành và trở về nhà sau 1 – 2 ngày.

Nguy cơ gặp phải rủi ro trong quá trình phẫu thuật là rất nhỏ và hoàn toàn có thể xử lý được. Thế nhưng, quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng đòi hỏi bạn phải có một kế hoạch điều trị lâu dài và chăm sóc sức khỏe hợp lý.

Một số biến cố trong quá trình can thiệp đặt stent

Thực tế, giải pháp đặt stent mạch vành không nguy hiểm như nhiều người vẫn lo lắng nếu được thực hiện đúng kỹ thuật kết hợp với chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Xua tan nỗi lo “Đặt stent có nguy hiểm không”, Bs. Nguyễn Đình Hiến (Trưởng khoa Tim Mạch, bệnh viện Xanh Pôn) cho biết:

“Các biến cố y khoa trong quá trình đặt stent rất thấp, nếu có cũng chỉ là chảy máu tại vị trí chọc ban đầu, hoặc dị ứng thuốc cản quang, còn trường hợp nặng như sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng thì rất hiếm, có khi vài chục nghìn ca mới gặp 1 trường hợp. Ngoài ra, một số nguy cơ khác như thủng mạch vành, rối loạn nhịp tim và đột quỵ rất hiếm gặp thì các bác sĩ có thể hoàn toàn xử trí được. “

Bạn đừng quá lo lắng vì biến cố mà trì hoãn hoặc không muốn tiến hành thủ thuật. Trước chỉ định đặt stent mạch vành, các bác sĩ đã phải thăm khám cẩn thận, tìm hiểu tiền sử bệnh tật của bạn và tiến hành các xét nghiệm cần thiết để hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra.

đặt stent có nguy hiểm không
Tỷ lệ tai biến trong quá trình đặt stent mạch vành là rất thấp

 Khả năng nguy hiểm của đặt stent mạch vành khi bạn ở bệnh viện là không đáng lo. Điều đáng lo ngại nhất lại bắt đầu từ sau khi bạn xuất viện và chăm sóc tại nhà. Bởi vì đặt stent không có nghĩa là chữa hết bệnh mà đòi hỏi bạn phải tiếp tục điều trị lâu dài để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Nguy cơ biến chứng có thể gặp phải sau can thiệp

Sau đặt stent có nguy hiểm không phụ thuộc nhiều vào khả năng bạn “chống chọi” với các rủi ro biến chứng như huyết khối, xuất huyết và tăng sinh mô sẹo. Đây chính là nỗi lo ngại của cả thầy thuốc và bệnh nhân, vì những biến chứng này làm tăng nguy cơ tái tắc hẹp hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sau đây là 3 biến chứng phổ biến sau đặt stent mà bạn có thể sẽ phải đối mặt:

1. Huyết khối sớm

Cục máu đông hay còn gọi là huyết khối có thể hình thành sau khi đặt stent gây ra những cơn đau thắt ngực, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim cấp. Nguy cơ huyết khối xảy ra cao nhất trong vài tuần đầu hoặc vài tháng sau khi đặt stent mạch vành.

Huyết khối sớm trong 30 ngày đầu tiên được coi là nguy hiểm nhất, có thể không có nguyên nhân hay do stent không nở hết hoặc đặt sai vị trí.

2. Huyết khối muộn

Huyết khối muộn thường xuất hiện sau khi đặt mạch vành 1 tháng, còn sau 12 tháng ít khả năng hình thành huyết khối hoặc nếu có cũng không nguy hiểm bằng huyết khối sớm.

Vì thế, bạn cần sử dụng thuốc kháng tiểu cầu kép từ vài tháng đến trên một năm tùy thuộc vào từng loại stent. Stent thường có thời gian dùng ngắn hơn, stent phủ thuốc thời gian dùng dài hơn vì có nguy cơ gây viêm và tăng nguy cơ huyết khối, kể cả khi bạn vẫn dùng thuốc chống đông.

3. Tình trạng xuất huyết

Biến chứng xuất huyết gặp khá thường xuyên với các biểu hiện như các vết bầm tím dưới da, chảy máu chân răng và xuất huyết dạ dày. Những trường hợp xuất huyết nặng có thể phải truyền máu hoặc phẫu thuật.

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý cắt giảm hay ngưng thuốc chống đông vì lo sợ xuất huyết. Điều quan trọng nhất là bạn cần nhận biết sớm các dấu hiệu xuất huyết và thông báo với bác sĩ điều trị để kịp thời xử lý. Ngoài ra, các mô sẹo có thể hình thành tại vị trí đặt stent mạch vành kết hợp với các mảng xơ vữa tiếp tục phát triển trên thành mạch làm tăng nguy cơ tái tắc hẹp sau đặt stent.

Với những rủi ro biến chứng đáng lo như vậy, liệu quyết định đặt stent có nguy hiểm không?

Cách phòng ngừa rủi ro biến chứng sau đặt stent

đặt stent có nguy hiểm không
Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tim mạch

Để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng sau đặt stent và giảm khả năng tái tắc hẹp sau khi đặt stent mạch vành, bạn cần lưu ý các chỉ định của bác sĩ kết hợp với thói quen sống và sản phẩm hỗ trợ điều trị.

Tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ

Thực hiện tốt các hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc sẽ giúp bạn đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ huyết khối cũng như giảm thiểu nguy cơ xuất huyết. Bạn nên tái khám đúng ngày theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ xuất huyết hoặc tái tắc hẹp mạch vành.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim để có thể xử trí kịp thời. Các dấu hiệu bao gồm mệt mỏi bất thường, khó thở, đau tức ngực kéo dài, vã mồ hôi lạnh, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu và buồn đi cầu.

Tập thói quen sống tốt cho sức khỏe

Những lối sống lành mạnh sau đây góp phần giúp bạn làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây tái tắc hẹp mạch vành và phòng tránh biến chứng sau đặt stent:

– Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần với các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội…

Xây dựng chế độ ăn với nhiều loại rau củ, trái cây và các loại hạt, ưu tiên chất béo có lợi, tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa,  đồng thời hạn chế đường và muối.

– Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích. Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh lo lắng và căng thẳng.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị

Trong chiến lược lâu dài ngăn ngừa biến chứng và tái tắc hẹp, việc sử dụng kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ cũng là một giải pháp giúp bạn làm tăng hiệu quả điều trị.

Trong số nhiều sản phẩm chứa thảo dược hỗ trợ cho bệnh tim mạch, đến nay chỉ có duy nhất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã được nghiên cứu lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học quốc tế uy tín (2014).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng lâm sàng (khó thở, đau thắt ngực, ho, phù) và làm giảm cholesterol TP và LDL-C máu, có độ an toàn cao.

Là một trong những người bệnh may mắn biết đến Ích Tâm Khang khi đang điều trị bệnh tim, cô Loan (ngõ 58 Đào Tấn, phường Cống Vị, Hà Nội) đã giảm hẹp từ 50% xuống còn 30%.

Sau đặt stent mạch vành, nếu biết cách điều trị và chăm sóc sức khỏe hợp lý thì bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được rủi ro và phục hồi một cách nhanh chóng. Đặt stent có nguy hiểm không là do chính bản lĩnh đối mặt với bệnh tật của bạn!

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thảo Viên | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời