Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / Tại sao đái tháo đường lại gây suy thận?

Tại sao đái tháo đường lại gây suy thận?

Tại sao đái tháo đường lại gây suy thận?

Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn tính thường là do biến chứng từ các bệnh lý liên quan đến thận, nhưng cũng có thể là do bệnh đái tháo đường và huyết áp cao.

Theo trang web www.emedicinehealth.com, bệnh thận mạn tính ảnh hưởng đến khoảng 14% dân số Mỹ. Năm 2013, ở Mỹ có 17.600 người được ghép thận, 1/3 trong số đó nhận thận từ những người hiến tạng còn sống. Điều này cho thấy các bệnh lý về thận, nhất là suy thận nặng khá phổ biến. Người cao tuổi, nữ giới, người mắc đái tháo đường, huyết áp cao, thừa cân, béo phì và bệnh tim mạch có tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính cao hơn những đối tượng khác.

Trong phạm vi bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu về mối liên quan mật thiết giữa bệnh đái tháo đường và bệnh thận mạn tính, cũng như bí quyết chữa khỏi bệnh suy thận độ 1 của bà Nguyễn Thị Kim Vân (ở số 103, đường 11, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. HCM).

Mối quan hệ mật thiết giữa bệnh suy thận và đái tháo đường

Bạn sẽ bị chẩn đoán mắc đái tháo đường khi cơ thể không tạo đủ lượng insulin hoặc không thể sử dụng insulin đúng cách. Insulin là một hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao có thể gây ra nhiều vấn đề xấu ở các bộ phận của cơ thể như tim, thận, mắt, não… Theo thời gian, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thận, trong đó có bệnh suy thận.

Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm các chức năng như:

  • Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể
  • Cân bằng lượng chất lỏng
  • Giúp kiểm soát huyết áp
  • Giữ xương khỏe mạnh
  • Giúp tạo hồng cầu

Bạn bị bệnh thận có nghĩa là thận đã bị tổn thương. Khi đó, chức năng lọc máu bị suy giảm, cũng như không thể đảm nhiệm tốt các chức năng khác mà cơ thể cần. Điều này rất nguy hại cho sức khỏe.

Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường lên thận

Nếu bị đái tháo đường mà không kiểm soát tốt, mức đường huyết tăng lên, có thể gây hại cho nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là thận, tim, mạch máu, mắt, dây thần kinh… Tình trạng tăng đường huyết có thể khiến thận bị tổn hại, cụ thể:

  • Mạch máu bên trong thận bị thu hẹp: Theo thời gian, đường huyết cao có thể khiến các mạch máu trong thận bị thu hẹp lại, gây tắc nghẽn. Tình trạng này làm lượng máu cung cấp cho thận không đủ, khiến thận bị hư hại và làm rò rỉ albumin từ máu vào nước tiểu. Albumin là một loại protein giữ dịch lỏng trong mạch máu không rò rỉ ra ngoài, nuôi dưỡng mô, vận chuyển các hormone, khoáng chất… đi khắp cơ thể. Nếu xét nghiệm thấy nồng độ albumin trong máu giảm, chứng tỏ bạn đang gặp các bệnh lý về gan hay thận.
  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng: Các dây thần kinh trong cơ thể của người bệnh đái tháo đường có thể bị ảnh hưởng. Điều này khiến việc truyền tín hiệu giữa não và các bộ phận như bàng quang, tay, chân, mắt… gặp trục trặc. Do đó, bạn có thể không cảm nhận được khi bàng quang đầy. Tình trạng bàng quang luôn đầy có thể khiến thận bị tổn thương.
  • Viêm đường tiết niệu: Nước tiểu nằm ở bàng quang trong thời gian dài có thể khiến bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây nên. Việc nước tiểu có lượng đường cao ở người bị đái tháo đường khiến các vi khuẩn trong nước tiểu phát triển nhanh chóng. Tình trạng nhiễm trùng này thường chỉ ảnh hưởng đến bàng quang, nhưng đôi khi, chúng có thể “tấn công” sang thận, gây bệnh suy thận.

Dấu hiệu nhận biết thận đang bị tổn thương

Xét nghiệm nồng độ albumin giúp phát hiện sớm tình trạng thận bị tổn thương
Xét nghiệm nồng độ albumin giúp phát hiện sớm tình trạng thận bị tổn thương

Hầu hết những người bị tổn thương thận giai đoạn đầu không có triệu chứng. Do đó, cách tốt nhất để phát hiện thận có bị tổn thương hay không là làm xét nghiệm nước tiểu mỗi năm một lần. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra nồng độ albumin trong nước tiểu. Dựa vào kết quả xét nghiệm có thể nhận biết tổn thương thận giai đoạn sớm ở những người mắc đái tháo đường. Tin vui là không phải những người bị bệnh thận cũng sẽ bị suy thận. Nếu được điều trị đúng cách, bạn có thể ngăn ngừa bệnh thận trở nên tồi tệ hơn.

Phải làm gì nếu bị tổn thương thận do bệnh đái tháo đường?

Nếu bị tổn thương thận đi kèm bệnh lý đái tháo đường, bạn có thể phải được bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu thăm khám và theo dõi. Người bệnh đái tháo đường có thể giúp thận hoạt động tốt hơn, kìm hãm và làm chậm quá trình thận bị tổn hại nếu áp dụng những điều sau:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình thận bị tổn thương là kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này thường được thực hiện thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên, cai thuốc lá (nếu bạn hút thuốc). Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết.
  • Kiểm soát tình trạng huyết áp cao: Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh suy thận.
  • Bảo vệ chức năng thận bằng cách dùng thuốc ức chế ACEi hoặc ARBs: Nếu mắc bệnh về thận, bạn có thể phải dùng thuốc điều trị huyết áp cao nhằm kiểm soát huyết áp ngay cả khi chỉ số huyết áp ở mức bình thường. Hai loại thuốc là ACEi (thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin) và ARBs (thuốc chẹn thụ thể angiotensin) được sử dụng nhằm bảo vệ thận. Nghiên cứu cho thấy những loại thuốc này có thể làm chậm tình trạng mất chức năng thận ở tất cả những người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Hạn chế lượng đạm trong khẩu phần ăn: Những người mắc đái tháo đường và bệnh suy thận nên ăn đủ chất đạm để có sức khỏe tốt, nhưng tránh ăn quá nhiều. Nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn ít đạm có thể làm chậm quá trình thận bị tổn thương. Hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng.
  • Hãy báo cho bác sĩ biết bất kỳ bất thường nào liên quan đến nước tiểu, tiết niệu: Việc điều trị sớm bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là rất quan trọng. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu có thể là: Thường xuyên đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có máu, nước tiểu nặng mùi…
  • Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống: Điều này giúp kiểm soát tình trạng huyết áp cao và giảm sưng phù.
  • Không sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho thận: Bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ. Có nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có nguy cơ cao gây hại cho thận.
  • Giữ mức cholesterol và lipid trong tầm kiểm soát: Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương thêm cho các mạch máu lớn, chẳng hạn như mạch máu ở não và tim.

Cuộc chiến với sỏi thận và bệnh suy thận của bà Nguyễn Thị Kim Vân

Những ngày tháng “vật lộn” với tình trạng sỏi thận, bệnh suy thận, cùng với huyết áp cao và đái tháo đường tưởng chừng đã khiến bà Nguyễn Thị Kim Vân gục ngã. May mắn là bà đã tìm ra bí quyết giúp phục hồi sức khỏe như xưa.

Cuộc chiến với sỏi thận và suy thận của bà Nguyễn Thị Kim Vân
Bà Vân đã đẩy lùi sỏi thận, suy thận độ 1 nhờ dùng đúng sản phẩm hỗ trợ

Bà Vân bị chẩn đoán mắc sỏi thận từ năm 36 tuổi. Bà không chỉ đi tiểu ra máu mà đôi khi còn phải chịu những cơn đau như dao đâm vào lưng. Chuyên gia thận – tiết niệu khuyên nên mổ lấy sỏi nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn nên bà từ chối và xin điều trị bằng thuốc, cũng như truyền nước nhằm tống sỏi xuống bàng quang. Sau khi tiêm, bà đi tiểu đến mấy chục lần nhưng không thấy sỏi ra, may mắn là cơn đau cũng chấm dứt.

Trong một lần khám sức khỏe vào năm 2003, bà bị kết luận mắc đái tháo đường, huyết áp không ổn định. Điều này khiến bà Vân vô cùng lo lắng. Hai năm sau, bà đi khám lại thì biết cả hai bên thận đều có sỏi, kích thước viên lớn nhất lên tới 14mm, gây tắc đường tiểu, phải mổ nội soi. Từ đó, mỗi đêm, bà phải đi tiểu 5 – 6 lần khiến giấc ngủ và sức khỏe bị ảnh hưởng.

Biết mình có nhiều vấn đề sức khỏe nên bà đều đặn đi khám định kỳ 3 tháng/lần. Năm 2010, bà mắc thêm suy thận độ 1, hồng cầu trong nước tiểu ở mức 4+. Nhận được tin này, bà Vân cảm thấy đất trời sụp đổ vì lo sợ suy thận độ 1 sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn. Bà biết nếu bị bệnh suy thận nặng không chữa được sẽ phải chạy thận suốt đời hoặc ghép thận rất tốn kém. Lúc này, bà Vân luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, lưng đau ê ẩm, đi tiểu đêm nhiều, nước tiểu vàng đậm, da dẻ xám xịt, không ăn được nhiều.

Tình cờ, bà biết đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương (*), dùng hỗ trợ điều trị cho người bị sỏi thận, suy thận hay người đã phải chạy thận. Với hy vọng tình trạng suy thận độ 1 của mình sẽ được đẩy lùi, bà liền mua Ích Thận Vương về uống với liều lượng 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi uống khoảng 2 tháng, mỗi đêm, bà chỉ còn đi tiểu 1 – 2 lần. Uống đến tháng thứ 3 – 4, bà không còn phải đi tiểu đêm nữa. Khi tới khám định kỳ, cầm kết quả siêu âm, kích thước của sỏi thận chỉ còn 3 – 4mm, chân hết phù nề, lưng không còn cảm thấy đau nữa và bà cảm thấy khỏe hẳn ra.
Sau 6 tháng dùng Ích Thận Vương đều đặn, bà đi khám, kết quả xét nghiệm đánh giá chức năng thận đã được đưa về mức bình thường, creatinine giảm còn 76,58 µmol/L (nằm trong mức cho phép là 53 – 100 µmol/L). Kết quả siêu âm cho thấy, một bên thận không còn sỏi, bên kia chỉ còn những viên sỏi nhỏ 3mm. Bà ăn ngon, ngủ ngon, vui vẻ sống những ngày tuổi già bên con cháu.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương – Hy vọng mới cho người suy thận, chạy thận

Ích Thận Vương là sản phẩm giúp bà Vân đẩy lùi suy thận độ 1
Ích Thận Vương là sản phẩm giúp bà Vân đẩy lùi suy thận độ 1

Ích Thận Vương có thành phần chính từ cây dành dành giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, cây dành dành chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học cao giúp hạ huyết áp.

Ích Thận Vương là sự kết hợp hài hòa và toàn diện của các loại thảo dược quý giúp tăng cường chức năng thận và cải thiện triệu chứng của suy thận.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương - Hy vọng mới cho người suy thận, chạy thận
Tác dụng của sản phẩm Ích Thận Vương đối với tình trạng suy thận

Bạn có thể yên tâm sử dụng Ích Thận Vương trong thời gian dài để cải thiện tình trạng suy thận mà không lo bị tác dụng phụ. Sau đây là cơ chế tác động cụ thể của sản phẩm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương - Hy vọng mới cho người suy thận, chạy thận
Ích Thận Vương giúp bảo vệ, tăng cường chức năng thận, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng suy thận

Tại sao người bị suy thận nên chọn Ích Thận Vương?

Người mắc các vấn đề về thận, nên chọn Ích Thận Vương vì những lý do sau:

1. Sản phẩm có 100% từ thảo dược tự nhiên như: Dành dành, cỏ râu mèo, mã đề, trầm hương, đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ… nên an toàn khi sử dụng lâu dài, không để lại tác dụng phụ.

2. Dành dành, thành phần chính của sản phẩm, chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với các dược liệu quý khác giúp thận tăng khả năng đào thải chất độc ứ đọng, hỗ trợ đẩy lùi suy thận, cải thiện chức năng thận,…

3. Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Ích Thận Vương được nhiều người tin dùng vì cho hiệu quả khả quan:

  • Giúp cải thiện chức năng thận, giảm độ suy thận, đưa các chỉ số xác định chức năng thận trở về mức bình thường như:
  • Protein niệu, creatinine huyết, chỉ số hồng cầu trong máu…
  • Bảo vệ thận, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu chạy thận.
  • Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: Phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinine huyết hoặc protein niệu.
  • Giúp ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus, dùng các thuốc độc với thận.

4. Sản phẩm được kiểm chứng tại nhiều hội thảo khoa học, các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, nhận giải thưởng uy tín trong nhiều năm liền.

Thông tin hữu ích cho bạn

Hơn 10 năm ra đời có mặt trên thị trường, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương đã giúp hàng nghìn người mắc các vấn đề về thận như bệnh suy thận, sỏi thận lấy lại sức khỏe, tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Trong đó, có bác Ngô Tấn Thuận (sinh năm 1955) số nhà C3/42 A8, tổ 8, ấp 3B, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP HCM. Bác Thuận bị suy thận độ 2, mỗi đêm phải đi tiểu tới 7 – 8 lần. Khi biết mình bị bệnh suy thận, bác đi cắt thuốc Đông y về uống trong 2 tháng, kết hợp với mã đề, râu mèo nhưng tình trạng tiểu đêm không thuyên giảm.

Tình cờ, trong một lần đang xem chương trình tư vấn sức khỏe, bác Thuận biết đến sản phẩm Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị suy thận nên mua dùng thử. Dùng đến tuần thứ 5, bác thấy hai chân bắt đầu xẹp xuống, giảm phù, lưng bớt đau, đặc biệt là đi tiểu đêm ít hơn, mỗi đêm chỉ phải dậy khoảng 1 – 2 lần để đi tiểu. Thấy hiệu quả, bác kiên trì dùng Ích Thận Vương trong 3 tháng. Sau đó, bác đã chấm dứt tình trạng tiểu đêm, các chỉ số trở về mức bình thường, không còn bị bệnh suy thận nữa. Xem chia sẻ về cách đẩy lùi suy thận độ 2 của bác Thuận tại đây.

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm kinh nghiệm vượt qua suy thận thành công của nhiều người khác tại đây.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng suy thận, ngăn ngừa biến chứng suy thận từ bệnh đái tháo đường và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi: 1800 6304 hoặc (Zalo/Viber) hotline: 091 721 4851 – 097 528 4017.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời