Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / Trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác

Trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác

Trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác

Lúc mới có con, bạn sẽ có nhiều điều chưa biết về bé, chẳng hạn như khi nào bé đói, khi nào bé bú no hay khi nào bé buồn ngủ? Một trong những điều bạn cần biết nữa là trẻ sơ sinh thích nghe gì? Ngoài tiếng ru và vỗ về của bố mẹ, trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác đồng trang lứa với mình.

Trước khi nói được những từ ngữ rõ ràng, bé sẽ phát ra những âm thanh ngộ nghĩnh của riêng mình mà người lớn không ai hiểu được. Vậy bạn có nghĩ rằng trẻ sơ sinh có thể giao tiếp với những đứa trẻ khác không? Sự thật là có đấy, mà trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác nữa. Mỗi khi có bé đồng trang lứa bên cạnh, trẻ tỏ ra rất hào hứng. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu vấn đề này nhé.

Trẻ sơ sinh giao tiếp với nhau như thế nào?

Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ bắt đầu phân biệt được những âm thanh và lời nói khác nhau hoặc thậm chí tỏ ra thích thú hơn khi nghe được tiếng có âm độ cao, từ đó phát ra âm thanh của riêng mình. Một số chuyên gia tin rằng hành động này sẽ giúp bé cải thiện khả năng phát âm và phân biệt từ ngữ trong tương lai.

Một nghiên cứu tại Đại học McGill, Canada, về những kiểu trò chuyện, giao tiếp của trẻ sơ sinh thấy rằng trẻ sơ sinh thích nghe những âm thanh từ các bạn cùng tuổi và thường có các phản ứng rõ ràng hơn. Bằng cách đo thời gian mỗi âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ, các nhà nghiên cứu phát hiện bé có hứng thú với các âm thanh bắt chước của trẻ sơ sinh. Trung bình, trẻ sơ sinh lắng nghe các âm thanh giống mình lâu hơn 40% so với việc lắng nghe tiếng của một phụ nữ.

Một số bé đã thể hiện sự quan tâm của mình theo những cách khác nhau. Khi nghe tiếng người lớn, trẻ vẫn bình thường nhưng khi những âm thanh giống trẻ sơ sinh phát ra, bé sẽ mỉm cười hoặc di chuyển miệng hoặc thậm chí làm cả hai trong lúc lắng nghe. Trẻ dường như nhận ra rằng đây là âm thanh mà mình có thể tự tạo ra nếu cố gắng dù chưa bao giờ nghe qua trước đây. Điều này giúp bạn dễ hình dung quá trình phát triển khả năng nói và sử dụng từ ngữ của bé.

Nghiên cứu được thực hiện như sau:

Trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác

  • Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một bộ dụng cụ tổng hợp để tạo ra âm thanh giống như tiếng người ở mọi độ tuổi
  • Họ đặt trẻ sơ sinh trước một màn hình hoạt động theo cách thức: tắt khi bé nhìn sang hướng khác và mở khi bé nhìn thẳng
  • Trẻ sơ sinh bắt đầu chú ý hơn vào màn hình khi nghe thấy âm thanh phát ra giọng nói giống trẻ con
  • Ngay cả giọng nói người lớn có âm vực cao nhất cũng có thể bắt chước đặc tính âm thanh của trẻ sơ sinh
  • Khi trẻ sơ sinh nghe được bạn bè cùng tuổi ê a, điều đó giúp phát triển các khía cạnh tiếp thu, cảm xúc và động lực để bé bắt chước và làm theo, tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ
  • Hơn nữa, họ đã làm các thí nghiệm tương tự đối với bé 7 tháng tuổi và thấy rằng điều này vẫn lặp lại. Trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác.

Mẹo nhỏ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Mặc dù trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác, bố mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của bé vào những năm đầu đời. Tiếng khóc của trẻ sơ sinh khá lớn đủ thu hút sự chú ý của những bé cùng tuổi, đôi khi chúng cũng thúc đẩy cảm xúc tích cực. Điều này có thể khuyến khích bé phát ra âm thanh thường xuyên hơn, từ đó bắt đầu giao tiếp lẫn nhau.

Trẻ thường nói ra vài từ đầu tiên từ lúc 11 – 14 tháng tuổi. Nhưng sự phát triển ngôn ngữ vẫn tiếp tục phát triển qua những năm sau đó và không dừng lại.

0 – 6 tháng tuổi

  • Duy trì giao tiếp bằng mắt: Hãy giữ bé ở khoảng cách gần khi bạn nói chuyện với con bởi các thiên thần nhỏ luôn thích việc nhìn vào gương mặt của bố mẹ
  • Hát: Trẻ sơ sinh chú ý đến giọng cao độ hơn. Do đó, bạn có thể trò chuyện với bé bằng cách ngâm nga, hát…
  • Hãy là máy ghi âm của con: Chỉ cần lặp lại những âm thanh con phát ra, bạn đã giúp bé phát triển sự tò mò về ngôn ngữ rồi đấy
  • Trò chuyện liên tục: Ngay cả khi bạn chỉ cho con ăn hoặc thay tã, hãy dành thời gian trò chuyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp của bé.

6 – 12 tháng tuổi

Mẹo nhỏ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

  • Đọc sách: Bạn không cần phải dạy bé biết chữ ở độ tuổi này, nhưng đọc to từ ngữ bên cạnh việc kích thích bằng hình ảnh có thể làm cho bé háo hức hơn khi nghe giọng nói của bạn.
  • Chơi trò chơi với bé: Điều này không chỉ khuyến khích bé giao tiếp mà còn có thể dạy bé chờ đến lượt mình và tập trung hơn.
  • Gọi tên đồ vật trong môi trường xung quanh: Chỉ vào một cái cây và nói: “Nhìn vào những chiếc lá màu xanh lá kìa con!”. Trẻ có thể chưa nắm được ý nghĩa của câu nói này hoàn toàn, nhưng bạn đang tạo ra một nền tảng ngôn ngữ tốt cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
  • Không sử dụng núm vú giả cho đến khi ngủ: Cho em bé ngậm núm vú giả trong suốt cả ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói.
  • Nghe nhạc: Trẻ nhỏ thích âm nhạc và cả việc lắc lư theo giai điệu, do đó bạn đừng ngại ngần cùng con hát cũng như nhảy múa vui vẻ sau khi ăn tối hoặc những lúc thư giãn nhé.
  • Hạn chế hoặc không cho bé sử dụng thiết bị di động: Nếu muốn kích thích sự phát triển ngôn ngữ của con, bạn không nên cho bé tiếp xúc với các thiết bị di động quá nhiều vì sẽ khiến con bị phụ thuộc vào các thiết bị này hơn là khuyến khích con tập nói với bố mẹ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời