Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / Ung thư có ảnh hưởng đến cảm xúc và giao tiếp xã hội của bệnh nhân thế nào?

Ung thư có ảnh hưởng đến cảm xúc và giao tiếp xã hội của bệnh nhân thế nào?

Ung thư có ảnh hưởng đến cảm xúc và giao tiếp xã hội của bệnh nhân thế nào?

Sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh ung thư cần được quan tâm không chỉ trong quá trình điều trị tích cực mà ngay từ khi biết được kết quả chẩn đoán ung thư. Người bệnh ung thư cần có một cuộc sống vui vẻ để giúp đẩy lùi ảnh hưởng của ung thư đến cảm xúc và giao tiếp xã hội. Đây cũng là cách để người bệnh đối phó với ung thư dễ dàng hơn.

Cứ 5 bệnh nhân ung thư có 1 người không bao giờ được hỏi về cảm xúc, tinh thần hiện tại của họ thế nào mỗi khi đến tái khám mà đa số chỉ được trợ giúp để làm giảm các triệu chứng đau đớn. Bên cạnh đó, nửa số người bệnh ung thư lại không được quan tâm đến việc giải tỏa những áp lực bệnh tật. Để hiểu rõ hơn về những cảm xúc thường gặp ở bệnh nhân ung thư, bạn hãy đọc bài viết sau đây nhé.

1. Phản ứng thường gặp của bệnh nhân ung thư

Trong hành trình chống ung thư, người bệnh ung thư và những người gần gũi với họ có thể trải qua các cảm xúc như tức giận, buồn bã, lo sợ, cảm thấy mất kiểm soát, cảm thấy bất lực khi không thể làm gì để giúp bản thân hoặc tình trạng bệnh của mình.

Những cảm xúc này xảy ra khi người bệnh nhận được kết quả chẩn đoán mắc ung thư hoặc khi có những thay đổi cơ thể trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực này sẽ dần biến mất khi người bệnh quen với việc điều trị ung thư, từ đó học cách đối phó mỗi khi bị căng thẳng.

2. Vì sao những cảm xúc tiêu cực lại xảy ra?

Ảnh hưởng của ung thư sẽ tạo nên các cảm xúc tiêu cực, tất cả là do:

Yếu tố cá nhân

  • Tuổi tác: Bệnh xảy ra ở người trẻ tuổi, trẻ em. Họ còn có rất nhiều dự định, ước mơ chưa thực hiện được.
  • Độc thân, ly hôn, góa bụi, sống một mình: Khi không có chồng/vợ cùng chia sẻ, chăm sóc, họ dễ có cảm xúc buồn tủi.
  • Có con: Đặc biệt là con còn nhỏ, người bệnh có thêm nỗi đau khi nghĩ rằng mình không có cơ hội để chăm sóc, dạy dỗ con cái, chờ đến lúc con trưởng thành và thành đạt.
  • Rắc rối về tài chính: Gia đình không có đủ tiền cho việc điều trị ung thư.
  • Rắc rối về tình cảm: Bạn trai/gái hay vợ/chồng bỏ đi khi biết đối tác mắc bệnh ung thư.
  • Nhiều sự kiện gây căng thẳng trước đây hoặc tổn thương trong quá khứ.
  • Tiền sử liên quan đến rượu hoặc các loại thuốc khác.

Yếu tố ung thư

Tế bào ung thư di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, chỉ còn có thể sống một thời gian rất ngắn (1 – 2 tháng), chịu một số tác dụng phụ liên quan đến điều trị ung thư (rụng tóc, rụng lông mày…) khiến người bệnh bi quan hơn với cuộc sống. Họ không thể làm việc như trước đây, thường xuyên đau đớn hoặc đau đến tột cùng, mệt mỏi hoặc kiệt sức kéo dài.

Yếu tố thể chất

Quá trình điều trị ung thư cần áp dụng các biện pháp như hóa trị, xạ trị và điều trị nội tiết tố. Các biện pháp này có thể tác động trực tiếp lên người bệnh khiến họ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, khó chịu trong dạ dày, buồn nôn hoặc nôn mửa.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp các vấn đề như sinh nở (không thể có con được nữa vì bị cắt buồng trứng, tử cung khi 2 cơ quan này bị ung thư), vấn đề tình dục, thay đổi nội tiết tố và triệu chứng mãn kinh, gặp khó khăn với giấc ngủ.

3. Nhận diện dấu hiệu người bệnh đang gặp vấn đề về cảm xúc

ảnh hưởng của ung thư

Khi gặp các vấn đề giao tiếp xã hội và cảm xúc do ảnh hưởng của ung thư, người bệnh khó nhận ra và bày tỏ với người khác. Điều này dẫn đến các rắc rối khác như trầm cảm và lo âu.

Dấu hiệu người bệnh đang lo lắng

  • Cảm thấy sợ hãi, lo lắng rất nhiều lần
  • Do lo sợ, người bệnh tránh gặp một số người hoặc đi đến một vài địa điểm
  • Cần sự quan tâm từ những người khác
  • Khó thở hoặc đau thắt ngực
  • Sử dụng rượu hoặc các loại thuốc khác nhiều hơn.

Dấu hiệu người bệnh bị trầm cảm

  • Cảm thấy buồn, trống rỗng, vô vọng hầu hết thời gian trong ngày
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui với những điều đã từng làm họ rất vui vẻ
  • Thay đổi khẩu vị và cân nặng
  • Tránh không gặp bạn bè, gia đình hoặc đi chơi
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Cảm thấy rất mệt mỏi và không muốn ra khỏi giường
  • Cảm thấy vô dụng hoặc đang là gánh nặng cho người khác
  • Cảm thấy không đáng sống
  • Gay gắt với bản thân
  • Có suy nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc tự sát.

4. Người bệnh ung thư cần làm gì?

Thực hiện những hoạt động đơn giản

Bệnh nhân có thể thực hiện một vài biện pháp sau để hạn chế ảnh hưởng của ung thư:

  • Trò chuyện với bạn bè, gia đình và chuyên gia y tế hỗ trợ mình trong quá trình điều trị bệnh
  • Thu thập thông tin từ các chuyên gia y tế để hiểu thêm về tình trạng bệnh của mình
  • Lập kế hoạch cho các hoạt động thú vị
  • Cố gắng tiếp tục các hoạt động sinh hoạt như bình thường
  • Chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc
  • Làm những việc giúp tinh thần cảm thấy tốt hơn (ví dụ: tắm bồn, mặc quần áo đẹp hoặc trang điểm)
  • Tham gia vào một nhóm hỗ trợ hoặc gặp gỡ những người cũng đang chiến đấu với bệnh ung thư.

Cố gắng vận động

Ung thư có ảnh hưởng đến cảm xúc và giao tiếp xã hội của bệnh nhân thế nào? 1

Tập thể dục như đi bộ, bơi lội, khiêu vũ có thể giúp ích cho việc cải thiện cảm xúc và giao tiếp xã hội cũng như thoát được ảnh hưởng của ung thư bằng cách giảm căng thẳng ở cơ bắp, thư giãn đầu óc, thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng.

Hãy cố gắng vận động mỗi ngày dù chỉ là đi dạo. Ngoài ra, hãy nhớ:

  • Tăng dần cường độ vận động một cách hợp lý nhất
  • Bắt đầu lập kế hoạch các hoạt động đơn giản hàng ngày như mua sắm, đạp xe, làm vườn, viết sách hoặc hoàn thành các công việc gia đình (giặt đồ, phơi đồ, nhặt rau…). Khi hoàn thành các hoạt động này, người bệnh có thể sẽ tự tin hơn và tạo động lực để thực hiện các hoạt động năng động hơn.
  • Lập kế hoạch vận động thú vị. Những hoạt động này rất quan trọng trong việc giúp vượt qua trầm cảm và lo âu. Lúc đầu, họ có thể không cảm thấy thú vị như trước nhưng với sự kiên trì, niềm vui sẽ trở lại.

Bí quyết để có giấc ngủ ngon

Trầm cảm và lo lắng là những ảnh hưởng của ung thư khá phổ biến có thể làm người bệnh không thể ngủ ngon giấc. Do đó, hãy cố gắng khôi phục lại giấc ngủ bình thường như trước để cơ thể phục hồi bằng cách:

  • Thức dậy vào một thời điểm mỗi ngày
  • Để tránh lo lắng, hãy dành thời gian để giải quyết vấn đề trong ngày
  • Tránh uống cà phê sau 4 giờ chiều và cố gắng không uống nhiều hơn 2 ly thức uống có caffeine mỗi ngày (ví dụ: cà phê, trà đậm, nước ngọt hoặc nước tăng lực)
  • Tránh sử dụng rượu. Khi phân hủy trong cơ thể, rượu làm cho người bệnh ngủ không sâu và thức giấc thường xuyên hơn
  • Dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ. Dừng lại mọi hoạt động ít nhất 30 phút trước khi leo lên giường ngủ và làm gì đó để thư giãn như mở nhạc êm dịu hay chỉ đơn giản là nằm và hít thở sâu.

Khi nào cần sự giúp đỡ chuyên gia y tế?

Trầm cảm và lo lắng khác với cảm giác buồn bã hoặc sợ hãi thông thường vì những cảm giác này rất mạnh, xảy ra trong thời gian dài (thường hơn hai tuần) và có thể dẫn đến hành động tiêu cực như tự tử hay làm hại người khác.

Tuy nhiên, tình trạng này rất phổ biến ở các bệnh nhân ung thư. Do đó, nếu là người bệnh hay gia đình có người bệnh, khi có các vấn đề về tâm lý, bạn hay người thân hãy đến gặp chuyên gia để được tư vấn điều trị kịp thời và có đủ sức để tham gia cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác này.

Bảo hiểm ung thư Liberty CancerCa$h – Vững tâm vui sống, quẳng gánh ung thư

Ung thư có ảnh hưởng đến cảm xúc và giao tiếp xã hội của bệnh nhân thế nào? 2

Với chi phí chỉ từ 700 đồng/ngày, Bảo hiểm Ung thư CancerCa$h mang đến quyền lợi đặc biệt: chi trả một lần 100% giá trị bảo hiểm ngay khi có chẩn đoán bệnh. Vững tâm, chủ động về tài chính để tiến hành điều trị kịp thời nếu chẳng may ung thư ập đến. Chính sách bồi thường minh bạch, đơn giản và nhanh chóng trong vòng 15 ngày làm việc.

Tìm hiểu thêm thông tin tại đây.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

click Xem Nguồn

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 9

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời