Cây hẹ rất quen thuộc với mọi gia đình người Việt, thường được dùng trong các món ăn hằng ngày, bên cạnh đó cây hẹ còn được sử dụng để trị bệnh cực kỳ hiệu quả.
- Bắt buộc phải có bằng cấp chuyên môn mới được hành nghề Đông Y
- Hé lộ những loại thực phẩm giúp bạn kéo dài tuổi thọ
- Tác dụng không thể bỏ qua của cây vối đối với cơ thể
Tác dụng của cây hẹ với sức khỏe
Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, rất dễ trồng và chăm sóc, vừa có thể làm thực phẩm ăn hằng ngày, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.
Lợi ích mang lại từ cây hẹ
Theo các Y sĩ y học cổ truyền cho biết, Hẹ là một loại cây thuộc họ Hành hay còn được gọi với tên khác là Cửu thái tử, Cửu thái hay Khởi dương thảo, có rất nhiều công dụng với sức khỏe như lá hẹ để sống thì có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín thì ôn, có vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc, thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,…
Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,…
Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt, có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.
Con các Dược sĩ Việt Nam chỉ ra rằng cây hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin trong cây hẹ là một kháng sinh mạnh giúp chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Những bài thuốc trị bệnh từ cây Hẹ
Chữa cảm lạnh: Sử dụng 250g Lá hẹ kết hợp với 25g gừng tươi, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Cho người bệnh sự dụng trong 5 ngày liền sẽ cải thiện rất tốt tình trạng bệnh.
Bài thuốc trị nhức răng từ cây Hẹ: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ răng bị đau, sử dụng cho đến khi khỏi.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường hằng ngày có thể sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn, sử dụng trong vòng 10 ngày, hoặc có thể dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Món ăn bài thuốc này có tác dụng rất tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
Bài thuốc nhuận tràng từ cây hẹ: Cây hẹ có công dụng nhuận tràng, trị táo bón rất tốt, sử dụng hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, rồi pha với nước sôi uống, mỗi lần uống 5g, mỗi ngày uống 3 lần, dùng liền 10 ngày, hiệu quả mang lại rất tốt.
Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Đái dầm thường gặp ở những trẻ từ 1 đến 3 tuổi, khiến trẻ mất ngủ. Có thể dùng cây hẹ trị chứng đái dầm hiệu quả cho trẻ bằng cách cho trẻ sử dụng cháo hẹ, trong quá trinh nấu cháo dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào nồi cháo đang sôi, thêm ít đường, cho trẻ ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày. Sẽ giúp trẻ thoát khỏi tình trạng đái dầm vào ban đêm.
Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Thời tiết lạnh rất dễ khiến trẻ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh ho do cảm lạnh. Để trị bệnh ho do cảm lạnh ở trẻ, ta sử dụng lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày. Sẽ nhanh chóng chấm dứt cơn ho.
Cay Hẹ, cây thuốc quý trị nhiều bệnh
Cây hẹ giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, sử dụng trong khoảng 10 ngày rồi dừng lại.
Trị xuất tinh sớm: Tình trạng xuất tinh sớm khiến rất nhiều quý ông phải đau đầu tìm cách điều trị. Dùng 200g lá hé với 200g tôm nõn xào ăn với cơm. Có công dụng hỗ trợ điều trị chứng xuất tinh sớm rất hiệu quả.
Trên đây là chia sẻ của các Bác sĩ Y học cổ truyền về công dụng của cây Hẹ mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên thì việc dùng lá hẹ để trị bệnh cũng cần phải lưu ý, không nên sử dụng hẹ với thịt trâu và mật ong, vì chúng kỵ nhau sẽ gây ngộ độc nếu sử dụng cùng nhau và không nên dùng hẹ vào mùa nóng.
Tổng Hợp Từ Y Học Cổ Truyền Việt Nam