Phụ Lục Bài Viết
Đường gây ra mụn
Một số cô gái có thói quen ăn nhiều thực phẩm ngọt thường hay bị nổi mụn, đặc biệt là mụn trứng cá. Khi hàm lượng đường trong máu quá cao, nó sẽ khiến cho hoạt động của tuyến tiết bã nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn, gây bít tắc các lỗ chân lông nếu không được vệ sinh sạch và tạo ra mụn. Thêm vào đó, đường cũng làm mất tính đàn hồi của da, tác động đến collagen khiến da xuất hiện những đốm nâu, tàn nhang.
Lão hóa da
Sau khi ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, sau khi vào trong máu lượng đường đó sẽ phần nào được chuyển hóa thành protein. Các phân tử này thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa của các mô, da, cho đến các bộ phận và động mạch. Đậy là lí do khiến bạn già đi nhanh chóng khi ăn quá nhiều đường. Ở Nhật Bản, những người ăn theo phương pháp thực dưỡng Osawa coi đường như một yếu tố khiến sức khỏe sau sút trầm trọng nếu ăn quá nhiều, do đó các bữa ăn của họ rất hạn chế đồ ngọt, kể cả những loại trái cây như táo, lê,…
Lạm dụng đường dễ bị stress, rối loạn tâm lí
Tiến sĩ Harvey Ross ở Mỹ đã có một nghiên cứu chứng sự ảnh hưởng của đường đến các hành vi, tâm lí của con người. Ăn nhiều thực phẩm ngọt khiến cho chỉ số đường huyết tăng cao, bệnh nhân có cảm giác hưng phấn, thoải mái. Tuy nhiên khi lượng đường này sụt giảm thì họ lại có cảm giác khó chịu, bức xúc như bị thiếu một cái gì đó. Sự mất ổn định về cảm xúc này là do bệnh nhân bị lượng đường chi phối, do đó dễ mắc chứng “nghiện” đường, hoặc tâm lí chỉ thoải mái khi được ăn nhiều thức ăn ngọt.
Gây sâu răng
Điều này không còn quá xa lạ. Thường những trẻ em ăn nhiều bánh kẹo ngọt vào buổi tối những lười vệ sinh răng miệng trước khi ngủ rất dễ bị sâu răng.
Các bác sĩ giải thích rằng, trong đường ăn bao gồm nhiều loại đường như glucose, saccarose, fructose, maltose, trong đó saccarose là loại đường gây sâu răng mạnh nhất. Ban đêm là thời điểm vi khuẩn trong răng miệng hoạt động mạnh nhất, trẻ quên đánh răng sẽ khiến cho những mảng thức ăn còn bám trong khoang miệng trở thành miếng mồi ngon để vi khuẩn tích tụ, phá hoại lớp men răng. Đây là nguyên nhân khiến răng bị sâu, hơi thở có mùi hôi rất khó chịu.
Tốt nhất, một ngày nên đánh răng hai lần vào sáng và tối, nhớ phải vệ sinh kĩ ở những khe răng, chân răng để vi khuẩn không có điều kiện thâm nhập.
Viêm da
Tình trạng này rất hiếm gặp, nhưng không phải không diễn ra. Chỉ số đường huyết tăng cao làm viêm các tĩnh mạch dưới da. Nó tạo ra những đốm đỏ, nổi mẩn và rất ngứa. Nghiêm trọng hơn, viêm da kéo dài có thể dẫn đến vỡ mao mạch, tổn thương tế bào da.
Cản trở chức năng miễn dịch
Một vài nghiên cứu thử nghiệm trên chuột bạch cho thấy, những con được cho ăn quá nhiều đường sẽ mất dần sức đề kháng và dễ mắc bệnh tật hơn so với những con bình thường. ở người cũng vậy, lạm dụng đường làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, những căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh… sẽ có cơ hội tấn công bạn nhiều hơn. Mỗi ngày, chỉ cần uống một lon nước ngọt 300ml cũng đủ khiến cho hệ bạch cầu không đủ khả năng miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Ăn nhiều đường dễ gây thiếu chất crom
Khi bạn ăn quá nhiều tinh bột đã qua tinh chế hoặc thức ăn nêm nếm nhiều đường, cơ thể bạn sẽ có dấu hiệu thiếu chất khoáng crom. Đây là loại chất có chức năng điều hòa lượng đường trong máu, thiếu crom khiến chỉ số đường huyết mất ổn định, khiến bạn nhanh mệt mỏi, chán nản khi làm việc.
Rối loạn nội tiết tố, suy nhược cơ thể
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Canadtosocho thấy những người lạm dụng đường ở cả nam và nữ đều gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố sinh dục. Ăn nhiều thực phẩm ngọt khiến đàn ông suy giảm lượng testosterone, không làm chủ được khả năng tình dục và khó đạt được khoái cảm như mong muốn trong chuyện chăn gối. Người ta lí giải rằng, chính sự gia tăng nồng độ đường Fructoza và Glucoza cao trong máu đã vô hiệu hóa một loại protein là SHBG, khiến cho hóc môn sinh dục bị ảnh hưởng. Thậm chí, đường có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.