Home / Danh Y / Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

 

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791). Ông sinh ra tại tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông là người tinh thông y học, văn học là một Danh nhân Việt Nam được nhiều người quý trọng.Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.

Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 1
Tượng đài đại danh y Lê Hữu Trác ( Hải Thượng Lãn Ông)

Năm 1970 ông bắt đầu nghiên cứu võ nghệ, nghiên cứu được vài năm ông đeo gươm đi tòng quân. Tuy nhiên xã hội thôi nát, chiến tranh chỉ mang lại đau thương chính vì vậy vào năm 1946 viện lý do người anh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh mất ông xin ra khỏi quân đội về quê chăm mẹ và cháu để theo đuổi con đường mới.

Theo đuổi nghề thuốc:

Từ lúc rời bỏ quân ngũ về phải làm nhiều việc vất vả cộng với chăm chỉ đèn sách không nghỉ ngơi nên ông lâm bệnh nặng chữa nhiều năm không khỏi. Sau gặp đươc  lương y Trần Độc tại Nghê An, am hiểu y học, nhiệt tình chữa khỏi.

Trong thời gian nghỉ ngơi điều trị bệnh, những lúc nghỉ ngơi ông thường lấy sách ” Phùng thị cẩm nang “ đọc và chăm chỉ học hỏi về thuốc. Lương y Trần Độc thấy ông yêu thích y học lại ham mê đọc sách nên đã truyền hết những kiến thức về y học truyền cho ông. Nhận ra nghề thầy thuốc không chỉ chữa trị cho mình còn giúp đỡ mọi người nên ông quyết chí học nghề thuốc.

Sau nhiêu năm tận tụy nghiên cứu với nghề, Hải Thượng Lãn Ông đã nghiên cứu sâu về trung y qua nhiều sách như: Nội kinh, Nam kinh, Thương Hàn … kết hợp với nề y học cổ truyền dân tộc đã đúc kết nền y học cổ truyền dân tộc viết nên bộ viết nên bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

Sự nghiệp cuối đời.

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM, Ông qua đời năm 1791 thọ 71 tuổi. Lê Hữu Trác là đại danh ycủa nên y học Việt Nam. Để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 2

“Hiệu Hải Thượng Lãn Ông: Hải Thượng là 2 chữ viết tắt của quê hương ( Hải là Hải Dương, Thượng là phủ Thượng Hồng. Lãn Ông nghĩa là ” ông lười ” là không màng đến danh lợi.”

Sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh

Trong lịch sử y học dân tộc cổ truyền của nước Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông chiếm một vị trí khá quan trọng, thật sự là một Danh y của đất nước ta. Tên thật là Lê Hữu Trác, sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý. Nguyên quán ở thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng (nay là xã Liêu Xá, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng), mất ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi (1791) ở quê mẹ, xứ Bầu Thượng, xã Tỉnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là Nghệ Tĩnh) thọ 71 tuổi.

Hải Thượng Lãn Ông xứng đáng là Danh y Việt Nam vì ông đã hết lòng vì sự nghiệp y học nước nhà. Ông đã biết thừa kế học thuật của những bậc danh y đời trước và nêu cao tinh thần độc lập sáng tạo, tiếp thu học thuật nước ngoài có phê phán, có phát triển. Ong luôn luôn độc lập suy nghĩ, vận dụng linh hoạt vào thực tế lăm sàng, đúc rút kinh nghiệm làm sáng tỏ nhiều điều ngờ vực, bổ xung những chỗ người xưa chưa nói tới. Ông đã coi nghề y là một nghề cao quý, coi việc bảo vệ sinh mệnh con người là nhiệm vụ hàng đầu; ông rất thận trọng trong khi khám bệnh chữa bệnh. sách hải thượng y tông tâm lĩnh được tái bản nguyên bộ do nhà xuất bản y học phát hành

Nhận rõ trách nhiệm đối với tương lai y học nước nhà, đối với việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ năm 1760 Lãn Ông mở lớp huấn luyện y học. Ông trao đổi kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh với bạn đong nghiệp, tập hợp kinh nghiệm dân gìani ông tim hiểu quan hệ giữa khí hậu, thời tiết với bệnh tật ở nước ta. Ông ghi chép bệnh án để rút kinh nghiệm những bệnh chữa khỏi và những bệnh chữa không khỏi. Qua gần ba mươi năm, ông tổng kết tinh hoa của Trung y và y học dân tộc cổ truyền, biên soạn bộ “Hải Thượng y tông tăm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, sản khoa, nhi khoa, đậu sởi, nhãn khoa, thương khoa, cấp cứu, v.v… đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh. Bộ “Y tông tâm lĩnh” của ông được đánh giá cao trong nước và ngoài nước. Bộ sách này đánh dấu một bước tiến mới của sự nghiệp y học cổ truyền Việt Nam, góp phần xây dựng, phát triển nền y học đất nước ta.

sách hải thượng y tông tâm lĩnh – Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác

Tập đầu tựa đề năm 1770 gồm mục lục bộ sách, tập thơ Y lý thâu nhàn, ngâm vịnh ngẫu hứng trong khi làm nghề y, một thiên y huấn cách ngôn nói về đạo đức của người thầy thuốc và một thiên y nghiệp thần chương khái quát nội dung của bộ sách hải thượng y tông tâm lĩnh.

– Quyên 1: Nội kinh yếu chỉ, trích những điểm thiết yếu của kinh điển đông y.

– Quyển 2: Y gia quan niệm phân tích và tổng hợp lý luận cơ bản về âm dương, ngủ hành, tạng phủ, kinh lạc, khí huyết, chẩn đoán, mạch học, bệnh lý, trị pháp.

– Quyên 3, 4, 5: Y hải cầu nguyên nêu lên những quy luật chung về sinh lý và nguyên tắc trị liệu

– Quyển 6: Huyền tẫn phát vi nói về tiền thiên thủy hỏa – “Mệnh môn”, cơ năng sinh lý, và bệnh lý của chân thủy; chân hỏa, cùng phép chữa.

– Quyển 7: Khôn hóa thái chân bàn về hậu thiên tỳ vị, cơ năng tiêu hóa và tác dụng của khí huyết, bệnh lý và phép chữa.

– Quyển 8: Đạo lưu dư vận biện luận và bổ xung những điểm y lý chưa rõ hay còn thiếu ở các sách xưa.

– Quyển 10 và 11: Dược phẩm vậng yếu nói về dược tính 150 vị thuốc Bắc, Nam phân loại theo ngủ hành.

– Quyển 12 và 13: Lĩnh Nam bản thảo; quyển thượng chép 496 vị thuốc nam thừa kế của Tuệ Tĩnh, quyển hạ chép 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm.

– Quyển 14: Ngoại cảm thống trị nói về đặc tính bệnh ngoại cảm ở nước ta và các phương thuốc sáng chế đê điều trị theo các thể bệnh.

– Quyển 15 đến 24: Bách bệnh cơ yếu; bệnh học nội khoa 10 quyển, mới SƯU tầm và khăc in 2 quyển Bính Đinh, còn thiếu 8 quyển: Giáp, At, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

– Quyển 25: Y trung quan kiện tóm tắt phương pháp điều trị các bệnh.

– Quyển 26, 27: Phụ đạo xán nhiên chuyên về phụ khoa.

– Quyển 28: Tọa thảo lương mô chuyên về sản khoa.

– Quyển 29 đến 33: Ấu ấu tu tri chuyên về nhi khoa.

– Quyển 34 đến 43: Mộng trung giác đậu chuyên về bệnh đậu mùa (10 quyển).

– Quyển 44: Ma chấn chuẩn thằng chuyên về bệnh sởi.

– Quyển 45: Tâm đắc thần phương gồm 70 phương thuốc chọn lọc trong sách cẩm nang của Phùng Triệu Trương.

– Quyển 46: Hiệu phỏng tân phương chép 29 phương thuốc hiệu nghiệm do Lãn ông sáng chế.

– Quyển 47, 48, 49: Bách gia trân tàng ghi trên 600 phương thuốc kinh nghiệm thu lượm trong nhân dân và thừa kế của ngoại tổ ông là Bùi Diễm Đăng.

– Quyển 50 đến 57: Hành giản trân nhu (8 quyển) chép trên 2000 phương thuốc chọn lọc trong các bản thảo đời trước, như Nam dược thần hiệu của Tuệ Tỉnh hay thu thập trong dân gian

– Quyển 53: Y phương hải hội gồm 200 cổ phương đông y.

– Quyển 59 – 60: Y dương án chép 17 bệnh án chữa khỏi, và Y âm án chép 12 bệnh án tử vong.

– Quyển 61: Truyền tân bố chỉ được gọi là Châu ngọc cách ngôn thâu tóm các điều cốt yếu nhất về quy tắc chẩn đoán, biện chứng, dùng thuốc trị bệnh.

– Vệ sinh yếu quyết: chuyên về dưỡng sinh, vệ sinh phòng bệnh (2 quyển).

– Bảo thai thần hiệu toàn thư giải âm (1 quyển).

– Nữ công thắng lãm nói về cách nấu nướng.

– Quyển Thượng kinh ký sự kể lại hành trình của Lãn Ông lên kinh đô chữa bệnh cho thế Tử Trịnh Cán năm 1782.

Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh đã được dịch ra và xuất bản ở miền Bắc trước năm 1970 (trừ các tập Mộng trung giác đậu, Vận khí bí điển và Bảo thai thần hiệu chưa in). Nay Viện Y học dân tộc đã dành nhiều năm hiệu đính lại bản dịch lần trước, nâng cao chất lượng dịch thuật. Lần này Nhà xuất bản Y học chủ trương lần lượt xuất bản lại toàn bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh nhằm góp phần thực hiện chủ trương thừa kế y học dân tộc cổ truyền của Đảng và Nhà nước ta.

Thông Tin Từ Wikipedia:

Lê Hữu Trác vốn có tên cúng cơm là Huân (薰), biểu tự Cận Như (瑾如), bút hiệu Quế Hiên (桂軒), Thảo Am (草庵), Lãn Ông (懶翁), biệt hiệu cậu Chiêu Bảy (舅招?), sinh ngày 11 tháng 12 năm Canh Tí (1720) tại xóm Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An(nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng.

Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739). Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân. Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, “nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình” (Tựa “Tâm lĩnh”). Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt. Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi chí hướng mới.

Nghề Thuốc:

Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân ngũ, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả “trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu” (Lời tựa “Tâm lĩnh”), lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc, người Nghệ An là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi.

Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc “Phùng thị cẩm nang” và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc.

Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu “Hải Thượng Lãn ông”. Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ. “Lãn ông” nghĩa là “ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

Mùa thu năm Bính Tý (1756), Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn “từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách” (Tựa “Tâm lĩnh”), vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu.

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hải_Thượng_Lãn_Ông

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Trả lời