Phụ Lục Bài Viết
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Sau khi đã lựa chọn thực phẩm tươi sống nhưng chưa sử dụng ngay, bạn nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, nếu không sẽ tạo môi trường với nhiệt độ thuận lợi kích thích cho vi khuẩn sinh sôi và phát tán nhanh chóng . Đặc biệt đối với các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản thì bạn có thể dự trữ trong ngăn đá của tủ lạnh khoảng 2 ngày, còn đối với thịt bò, thịt bê, thịt cừu thì có thể 3 – 5 ngày, nếu bạn để quá lâu trong tủ lạnh có thể gây biến chất tác động đến sức khỏe người dùng. Tuy nhiên bạn luôn phải nhớ rằng bạn phải chế biến ngay sau khi đã rã đông nhé. Đặc biệt nếu bạn muốn chế biến ngay bạn có thể dùng lò vi sóng để rã đông còn không thì bạn nên cho xuống ngăn mát rồi mới cho ra ngoài nhiệt độ thường.
Chọn thực phẩm an toàn
Thực phẩm tươi ngon và thực phẩm giàu dinh dưỡng luôn là hai người bạn song hành cùng nhau vì thế khi chúng ta muốn có một bữa ăn ngon và tốt cho sức khỏe, chúng ta cần phải biết cách lựa chọn cho mình nguồn thực phẩm tốt tươi, chất lượng bởi khi thực phẩm tươi cũng là lúc nó chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Tránh sử dụng sản phẩm đã bị ôi thiu hay hết hạn sử dụng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo nếu bạn rửa rau không sạch thì các sản phẩm dù tươi vẫn có thể các mầm bệnh đến cơ thể người. Vì thế bạn nên rửa rau thật kỹ trước khi chế biến nhé.
Riêng về trái cây ở hiện tại đã bị sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, tốt nhất chúng ta nên gọt vỏ trái cây rồi mới ăn vì thuốc trừ sâu bám lại rất nhiều trên vỏ quả, dù có rửa nhưng không thể loại trừ các chất độc hại này.
Sử dụng nguồn nước sạch
Nước được gọi là nước sạch khi nước đảm bảo các chỉ tiêu như: nước trong, không màu, không mùi vị lạ, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại. Nước rất cần thiết đối với cuộc sống của con người bởi nước không chỉ chiếm 70-75% trọng lượng cơ thể mà còn cần thiết cho các sinh hoạt trong cuộc sống như giặt đồ, rửa chén, nấu ăn… Tuy nhiên nước cũng là phương tiện lan truyền bệnh, làm suy yếu sức khỏe và có thể dẫn đến cái chết. Theo tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Bạn hãy sử dụng các nguồn nước thông dụng và an toàn đặc biệt trong việc sử dụng trong vấn đề ăn uống.
Bảo quản thức ăn
Nếu bạn muốn giữ thức ăn dự trữ/thừa trên 5 tiếng thì bạn cần lưu ý phải liên tục giữ nóng thực phẩm trên 60 độ C hoặc giữ lạnh dưới 10 độ C. Dù bạn có giữ nóng hay lạnh, bạn đề cần đun thật kỹ trước khi dùng, ngoài ra bạn còn nên để thức ăn được bảo quản trong hộp kín và tránh để lẫn lộn giữa thực phẩm chín – sống hoặc dùng các loại chế biến như dao thớt chung vì nó dễ gây tình trạng ô nhiễm chéo. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, bạn không nên để trẻ dùng lại thực phẩm thừa vì hệ miễn dịch của bé rất yếu, dễ dàng bị vi khuẩn tấn công hơn. Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.
Rửa tay sạch khi chế biến
Chắc chắn rằng việc không rửa tay sạch sẽ và đúng cách cũng là một con đường dẫn đến bệnh ngộ độc thực phẩm vì vi khuẩn hoặc vi rút từ tay có thể truyền sang thực phẩm. Ngoài ra còn rất nhiều hoá chất khác mà khi bị dính vào tay thì chúng ta không thấy gì nhưng quá trình nhiễm độc nhiều lần, trong thời gian dài nó sẽ dẫn đến một thứ bệnh mạn tính, khó nhận biết. Vì thế bạn nên rửa ta thật sạch và nhớ là dùng khăn sạch để lau, nếu tiện tay lau vào quần áo thì việc rửa tay sẽ trở nên vô ích, bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo thói quen rửa tay trước và sau khi ăn nhé.
Giữ sạch bề mặt chế biến
Thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường và các vi khuẩn bên ngoài, vì thế đối với dụng cụ chế biến, bạn cần rửa lần đầu bằng xà phòng với nước ấm 45 độ C – 50 độ C, sau đó rửa lại lần hai bằng nước ấm. Ngay cả các bề mặt chứa đựng thức ăn cũng cần được vệ sinh một các kỹ càng đồng thời thường xuyên giặt khăn lau bát dĩa, bạn có thể sát trùng khăn bằng nước sôi.
“Ăn chín, uống sôi”
Những thực phẩm sống hoặc chưa chín luôn tiềm ẩn vô số mầm bệnh và dễ gây ra nhiều hậu quả rắc rối liên quan trực tiếp đến tiêu hóa, bên cạnh đó việc ngộ độc xuất phát từ nhiều loại vi khuẩn nhưu E.coli, Samonella, Shigella… có trong các thực phẩm sống này, khi bạn nạp chúng vào cơ thể sẽ dễ dàng dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc và còn có thể nguy hiểm đến tính mạng do biến chứng. Hãy chế biến thực phẩm một cách hợp vệ sinh, không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín kỹ như tiết canh, gỏi,… Việc nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là đảm bảo nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70 độ C.
Ăn ngay sau khi nấu
Bạn nên ăn ngay sau khi nấu xong bởi thức ăn nếu để càng lâu thì sẽ càng dễ dàng bị mất giá trị dinh dưỡng vốn có và thậm chí bị nhiều vi khuẩn bên ngoài sẽ có có hội xâm nhập hoặc thức ăn bị biến đổi chất gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt là cơm, bạn nên nấu vừa đủ ăn, không nên nấu dư và để lại ăn tiếp vì cơm nguội thừa chứa bacillus cereus gây ra các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt… thậm chí kể cả khi bạn đã hâm nóng lại vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn bacillus cereus sẽ không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ mà nó còn sản sinh một loại độc tố rất có hại cho đường ruột.