Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / 5 điều bạn không nên nói khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống

5 điều bạn không nên nói khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống

5 điều bạn không nên nói khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống

Nếu có người thân mắc chứng rối loạn ăn uống, bạn có thể vô tình khiến họ tổn thương bằng những lời nói bình thường mà không hề biết. Hãy sớm nhận ra điều này trước khi mối quan hệ của cả hai ngày càng tệ hơn hay tình trạng bệnh của người thân trầm trọng hơn nhé.

Bệnh rối loại ăn uống là một dạng bệnh gốc tâm lý và thường dễ nhầm lẫn với việc biếng ăn thông thường. Với những người bị rối loạn ăn uống, họ thường suy nghĩ tiêu cực về cơ thể mình và khó có thể kiểm soát được hành vi tiêu thụ thức ăn của bản thân.

Các kiểu rối loạn ăn uống thường gặp là chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói và chứng ăn vô độ. Đây là một căn bệnh có mức độ nghiêm trọng khá cao vì có thể dẫn đến tử vong trong nhiều trường hợp.

Khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống thì những điều có ý nghĩa tốt của bạn đôi khi lại mang ý nghĩa tiêu cực với người bệnh. Vì thế, bạn cần phải thấu hiểu người thân yêu của mình và tránh nói những câu có thể vô tình khiến người bệnh bị tổn thương sau đây.

1. “Trông em có giống người bị bệnh đâu”

5 điều bạn không nên nói khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống 1

Những biểu hiện của người thân mắc chứng rối loạn ăn uống rất khó để nhận ra cũng như dễ bị nhầm lẫn. Ví dụ, nhiều người nghĩ rằng một người quá gầy hay biếng ăn thông thường là do mắc bệnh rối loạn ăn uống. Nhiều người khác lại nghĩ rằng thừa cân, béo phì cũng là do rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, căn bệnh này có mức độ nghiêm trọng hơn nhiều và cần sự chẩn đoán của bác sĩ.

Đôi khi, người bị rối loạn ăn uống có thể tăng cân hoặc giảm cân bất thường mặc dù có sự thay đổi lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ví dụ, nhiều bệnh nhân vẫn thừa cân trong khi họ đã giảm tiêu thụ lượng calo đáng kể. Mặt khác, nhiều bệnh nhân mắc chứng ăn vô độ cũng không có dấu hiệu tăng cân.

Khi không nhận biết mức độ nghiêm trọng của bệnh, bạn có thể khiến cho người thân cảm thấy tổn thương. Điều này có thể khiến người thân của bạn có cảm giác rằng mình không được quan tâm và thông cảm.

2. “Em cố ăn thêm đi, ăn như mèo vậy”

5 điều bạn không nên nói khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống 2

Trên thực tế, mỗi người chúng ta có một nỗi sợ hãi khác nhau. Nhiều người mắc chứng sợ không gian hẹp, sợ độ cao, còn người mắc bệnh rối loạn ăn uống có thể sợ cả những thứ họ phải ăn.

Nếu người thân đang bị chứng chán ăn thần kinh, bạn nên biết rằng họ cần một nhà trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia khác để giúp họ có thể ăn. Những lời thúc ép của bạn có thể khiến nạn nhân buồn lòng, tự trách bản thân nhiều hơn và dễ có suy nghĩ dại dột.

Mặc dù bạn rất lo lắng, song bạn không nên cố gắng thúc ép hay thay đổi thói quen ăn uống của người thân mắc chứng rối loạn ăn uống. Tốt nhất bạn nên khuyến khích người thân của bạn đến gặp bác sĩ trị liệu càng sớm càng tốt.  

3. “Sao em có thể ăn uống thất thường thế nhỉ!”

5 điều bạn không nên nói khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống 3

Khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống, bạn có thể cảm thấy rằng việc họ ăn quá nhiều hay nhịn đói là một lối sống thiếu suy nghĩ. Nhưng thực tế, người bệnh không phải thích cảm giác được ăn hay muốn nhịn ăn để giữ dáng.

Đơn giản chỉ là vì họ không thể kiểm soát thói quen ăn uống hay hành vi của mình. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể ăn liên tục một lượng thức ăn lớn trong thời gian ngắn mà không có khả năng kiểm soát ngay cả việc ngừng ăn.

Thay vì khiển trách người thân mắc chứng rối loạn ăn uống, bạn cần tìm hiểu về bệnh thật kỹ. Hãy nói chuyện nhẹ nhàng hơn và tránh phàn nàn hay trách móc về cách ăn uống của người ấy nhé.

4. “Em nhịn ăn để giữ dáng à?”

5 điều bạn không nên nói khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống 4

Nhiều người nghĩ rằng phụ nữ “gầy trơ xương” là để giữ dáng và trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nam giới. Tuy nhiên, nguyên nhân của rối loạn ăn uống ở phụ nữ thường ít có liên quan đến mong muốn trở nên hấp dẫn hơn.

Thực tế, một số nạn nhân rối loạn ăn uống đã thú nhận rằng họ muốn được thoải mái bằng cách làm cho cơ thể của họ trở nên ít nhạy cảm với những sự chú ý không mong muốn về hình thể.

Nguyên nhân khiến người thân mắc chứng rối loạn ăn uống có thể do gia đình, yếu tố di truyền hoặc cú sốc tâm lý. Để giúp họ vượt qua, bạn nên truyền cho họ năng lượng tích cực nhằm chống lại nỗi ám ảnh của rối loạn ăn uống với ngoại hình.

5. “Dạo này trông em mập lên rồi đấy!”

5 điều bạn không nên nói khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống 5

Đây là điều mà nhiều người mắc bệnh thường nghe khi họ đang trong quá trình hồi phục. Mặc dù bạn có ý tốt như là đang khen ngoại hình của người bệnh, tuy nhiên, những lời bạn nói ra vô tình có thể khiến người ấy buồn lòng.

Nguyên nhân là do người thân của bạn có cảm giác rằng mọi người luôn chú ý đến cơ thể của mình. Điều này làm gia tăng động lực nhịn ăn, hoặc người bệnh sẽ cảm thấy tội lỗi và có xu hướng có thể tìm cách để nôn hết thức ăn sau khi ăn.

Vì rối loạn ăn uống có liên quan đến việc không hài lòng về hình thể, nên cách tốt nhất là bạn không nên đề cập đến cân nặng, hay dáng vóc. Việc bạn cần làm là đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt.

Khi nói chuyện với người thân mắc chứng rối loạn ăn uống, những điều nên nói ra và những điều không nói là rất quan trọng. Bạn cũng không nên đổ lỗi cho người thân hoặc tự trách chính mình đã thiếu quan tâm họ vì điều này có thể làm tâm lý người bệnh bất ổn hơn.

Hãy lắng nghe và cố gắng đặt bản thân vào vị trí của người thân yêu và thông cảm cho họ. Bạn không thể là người chữa cho họ hết bệnh, nhưng bạn có thể trở thành chỗ dựa đáng tin cậy để người thân yêu cảm thấy an toàn và bớt cô đơn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 12

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời