Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / Dạy con từ chối ôm hôn nếu con không muốn

Dạy con từ chối ôm hôn nếu con không muốn

Dạy con từ chối ôm hôn nếu con không muốn

Người lớn nghĩ rằng hành động ôm hôn trẻ nhỏ là một cử chỉ thân mật, thể hiện sự yêu thương. Thế nhưng, đôi khi trẻ nhỏ lại cảm thấy khó chịu với hành động này. Do đó, nếu con không thích, bạn có thể dạy con từ chối ôm hôn một cách khéo léo.

Ngay từ nhỏ, bé nên được hướng dẫn cách từ chối các cử chỉ thân mật ví dụ như ôm hôn nếu cảm thấy không thoải mái. Điều này giúp con biết nhận ra và hạn chế bị kẻ xấu lợi dụng hay quấy rối. Để dạy con từ chối người khác ôm hôn, bạn hãy đọc bài viết sau của Hello Bacsi.

Con cần biết rằng con không bị bắt buộc phải ôm người khác

Trẻ cần hiểu rằng cơ thể chỉ thuộc về bản thân con mà thôi và trẻ không cần chạm vào người khác nếu con cảm thấy khó chịu. Nhấn mạnh rằng con không phải ôm người khác hoặc để yên cho người khác ôm mình dù là người thân hoặc bạn bè của gia đình, trừ khi trẻ muốn ôm.

Bạn có thể nói với con: “Con có thể tỏ ra thân thiết bằng những cái ôm khi gặp lại người thân trong thời gian dài, nhưng nếu con không thích thì có thể không làm”.

Dạy con cách quyết đoán

Nói lên ý kiến của mình là bản năng tự nhiên của một người. Tuy nhiên, đối với những bé nhút nhát, bố mẹ cần dạy con từ chối một cách quyết đoán. Con có thể bày tỏ điều mình không muốn nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng người khác. Bạn có thể dạy con kỹ năng này từ từ ở nhà.

Bạn đưa ra tình huống rằng mẹ là người thân đến thăm nhà và ôm bé hôn ngay khi vừa gặp. Bé có thể phản ứng bằng cách: “Con chào dì Lan, con không thích ôm mà thích nắm tay hơn”. Sau đó, trẻ chìa tay ra để báo hiệu rằng bé đã sẵn sàng để nắm.

Bảo vệ bé

Thỉnh thoảng, những người họ hàng thân thiết của gia đình hoặc bạn bè của bố mẹ sẽ muốn ôm trẻ dù bé từ chối. Khi điều này xảy ra, hãy bảo vệ trẻ bằng cách giải thích rằng con không thích người lạ ôm ngoại trừ bố mẹ. Dù khó xử nhưng bạn phải làm điều này để khẳng định cho trẻ thấy bạn luôn bảo vệ quyền cá nhân của con.

Cố gắng giải thích nhẹ nhàng và thân thiện nhất có thể, chẳng hạn như: “Bé An chắc đang ngại nhưng biết đâu lúc về bé sẽ ôm bạn đấy”.

Khuyến khích con tìm hiểu thêm về bạn bè, người thân của bố mẹ

Khuyến khích con tìm hiểu thêm về bạn bè, người thân của bố mẹ

Đôi khi trẻ ngại ngùng khi tiếp xúc với người mà bé chưa biết rõ. Để giúp con cảm thấy thoải mái hơn, hãy thường xuyên cho bé tham gia những buổi họp mặt hoặc ăn uống. Việc dành thời gian gặp gỡ có ý nghĩa hơn một cái ôm khi chào hỏi.

Do đó, hãy khuyến khích con chơi đùa cùng mọi người, chẳng hạn như cùng xếp hình hoặc lắp ráp đồ chơi, qua đó tạo ra những kỷ niệm tốt đẹp và giúp trẻ cảm thấy bạn bè của bố mẹ cũng thân thuộc hơn.

Thảo luận về những cách chào thay thế việc ôm hôn

Dạy con những cách chào thay thế việc ôm hôn. Khi bạn và con gặp gỡ họ hàng hoặc bạn bè, hãy ngăn chặn tình huống khó xử xảy ra bằng cách hỏi bé: “Con muốn ôm, bắt tay hay đập tay nào?”. Cách này sẽ không làm tổn thương người khác trong khi bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp xúc với người thân, bạn bè của bố mẹ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời