Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / Dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ liệu có an toàn?

Dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ liệu có an toàn?

Dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ liệu có an toàn?

Đối với trẻ nhỏ, táo bón không phải một là triệu chứng hiếm gặp. Dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ là cách đơn giản nhất mà nhiều bố mẹ nghĩ đến khi điều trị táo bón cho con. Thế nhưng, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về loại thuốc này.

Táo bón là một vấn đề gây khó chịu đối với người lớn lẫn trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì bé chưa biết nói. Cách nhận biết trẻ bị táo bón là tần suất đi tiêu của bé quá ít, mỗi lần đi phải rặn đỏ mặt, đau đớn, sờ vào vùng bụng dưới thấy có cục cứng và hình dạng phân của bé ở dạng rắn. Thuốc làm mềm phân là cách phổ biến để điều trị táo bón ở người lớn nhưng với trẻ nhỏ, khi sử dụng bạn cần phải cẩn thận nhiều hơn.

Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ nhỏ

  • Thiếu nước: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị táo bón là do thiếu nước. Thiếu nước sẽ khiến phân bị khô. Do đó, việc chất thải di chuyển qua hệ tiêu hóa sẽ gặp nhiều khó khăn.
  • Thiếu chất xơ: Đây cũng là một nguyên nhân có tác động đến hệ tiêu khóa của trẻ. Chất xơ giúp cơ thể hấp thụ nước, đảm bảo phân luôn mềm và ẩm. Bên cạnh đó, chất xơ cũng giúp làm sạch ruột, loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào chết.
  • Trẻ sơ sinh thường ít bị táo bón vì bé chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa, nhưng việc bé bú sữa mẹ gặp vấn đề trong việc đi tiêu 1 hoặc 2 tuần/lần không phải là chuyện hiếm và tình trạng này cũng không được xem là táo bón. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra phân của bé thường xuyên. Nếu phân của bé mềm, bạn không cần phải quá lo.
  • Trẻ nhỏ thường có thói quen nhịn đi tiêu nếu điều này làm ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi của trẻ hoặc nếu trẻ phải sử dụng một nhà vệ sinh lạ trong nhà hàng hoặc ở nhà người khác. Ngoài ra, nếu việc đi tiêu khiến trẻ khó chịu, chúng thường có xu hướng nhịn để né tránh cảm giác này.
  • Đối với những trẻ lớn, nếu trẻ không đi tiêu trong vài ngày thì bạn có thể nghĩ đến vấn đề táo bón. Những trẻ bị táo bón thường phân sẽ to, cứng, khiến trẻ cảm thấy đau đớn khi đi vệ sinh. Trẻ sẽ cố gắng nhịn để tránh trải qua các cơn đau. Tình trạng này sẽ khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn bởi các chất thải sẽ tích tụ nhiều trong cơ thể.

thuốc làm mềm phân cho trẻ

Dùng thuốc mềm phân cho trẻ có an toàn không?

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc làm mềm phân cho trẻ, miễn là trước khi dùng bạn hỏi qua ý kiến bác sĩ nhi khoa. Trước khi dùng, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ bị táo bón. Triệu chứng bạn dễ quan sát nhất là trẻ ít đi vệ sinh và mỗi khi đi, trẻ lại cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, trẻ cũng có thể nói rằng mình bị đau bụng.

Thông thường, thành phần chính của thuốc làm mềm phân là glycerine, một chất giúp bôi trơn lớp lót hậu môn của trẻ khi được đặt bên trong trực tràng. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ dùng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để loại bỏ những tác dụng phụ không mong muốn mà trẻ phải đối mặt do các vấn đề sức khỏe khác. Sau khi dùng, nếu bạn thấy các triệu chứng đã bớt thì bạn nên giảm liều lượng thuốc thay vì cho ngưng một cách đột ngột nhé.

Các biện pháp thay thế thuốc làm mềm phân

Thay vì dựa vào thuốc làm mềm phân, bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn và lối sống để khắc phục các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ.

1. Ăn nhiều chất xơ

Việc bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều chất xơ vào chế độ ăn của trẻ là biện pháp đơn giản và an toàn nhất để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Có hai loại chất xơ: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan hấp thụ độ ẩm trong thức ăn và làm chậm quá trình tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan giúp tăng độ ẩm của phân và làm giảm các triệu chứng táo bón. Ngoài ra, chất xơ không hòa tan còn giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể trẻ. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan:

  • Cam
  • Táo
  • Cà rốt
  • Cháo yến mạch

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan:

  • Các loại đậu và hạt
  • Rau có màu xanh đậm như cải xoăn và cải bó xôi.

2. Uống nhiều nước

Phân trở nên cứng và khô khi cơ thể thiếu nước. Không những vậy, việc thiếu nước còn có thể khiến cơ thể trở nên căng thẳng và làm trầm trọng thêm các vấn đề về tiêu hóa.

Theo nghiên cứu, uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, có thể giúp tránh tình trạng khó chịu này. Nếu bạn thấy trẻ có những dấu hiệu bị mất nước như trẻ ít đi tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm và ít thì bạn nên cho trẻ uống nhiều nước hơn.

3. Tập thể dục

Tập thể dục giúp kích thích tiêu hóa và làm phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Dành 30 phút đi bộ mỗi ngày sẽ giúp trẻ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.

Nói chung, thuốc làm mềm phân cho trẻ có thể được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ nhi khoa. Liều lượng và cách dùng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và chế độ ăn của trẻ. Bạn không nên tự ý mua thuốc tại các tiệm thuốc tây để cho trẻ dùng nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời