Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / Tổng quan thực trạng ung thư ở Việt Nam

Tổng quan thực trạng ung thư ở Việt Nam

Tổng quan thực trạng ung thư ở Việt Nam

Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Thêm vào đó, thực trạng ung thư ở Việt Nam ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội.

Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Không những vậy, Việt Nam còn là một quốc gia đông dân cư. Dù chính phủ đã cố gắng thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình nhưng tốc độ tăng dân số vẫn còn rất cao. Hiện nay, dân số nước ta là hơn 90 triệu người. Nhìn chung, với tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, ngân sách chi cho y tế chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 6% ngân sách nhà nước.

Nếu lúc trước ung thư và các bệnh về tim mạch không được chú trọng nhiều thì hiện nay những căn bệnh này đã được liệt vào danh sách “10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát.

Thực trạng ung thư ở Việt Nam

Những nghiên cứu về ung thư chủ yếu dựa vào số liệu thống kê về tần suất bệnh nhân ung thư đến khám hoặc điều trị tại một hay một số bệnh viện, cho thấy:

  • Ung thư vòm họng, dạ dày, gan là những loại ung thư thường thấy nhất. Nam giới thường mắc phải ung thư phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng và vòm họng trong khi nữ giới thường mắc ung thư vú, tử cung, cổ tử cung, dạ dày, đại trực tràng và phổi.
  • So với các nước trên thế giới, Việt Nam có tỷ lệ mắc những bệnh ung thư như dạ dày, vòm họng, cổ tử cung khá cao, trong khi tỷ lệ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại tràng lại thấp.

Năm 2017, Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) cho biết thực trạng ung thư ở Việt Nam đứng thứ 78/172 nước được khảo sát về tỷ lệ mắc ung thư. Trên thế giới có 205/100.000 người nam và 165/100.000 người nữ mắc ung thư, còn con số của Việt Nam là 173/100.000 người nam và 114/100.000 người nữ mắc ung thư.

Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.

Mạng lưới kiểm soát ung thư ở Việt Nam

Hiện tại, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có các cơ sở y tế điều trị ung thư. Ở Hà Nội, Bệnh viện K và Bệnh viện Bạch Mai là hai bệnh viện lớn chuyên điều trị ung thư, còn ở TP.HCM, bạn có thể đến Bệnh viện Ung bướu TP. HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy để khám và điều trị.

thực trạng ung thư ở việt namCác hoạt động kiểm soát ung thư

1. Phòng ngừa ung thư phổi

Gần đây, một số nghiên cứu đã xác nhận rằng hút thuốc lá có liên quan đến ung thư phổi và ung thư đường hô hấp trên. Thế nhưng, thực trạng ung thư ở Việt Nam cho thấy nước ta là quốc gia có mức sản xuất và tiêu thụ thuốc lá rất cao. Kết quả khảo sát cho biết 73,4% nam giới và 3,9% nữ giới hút thuốc. Độ tuổi bắt đầu hút thuốc thường khá trẻ: 70% số người khảo sát bắt đầu hút thuốc trước tuổi 25.

Trong những năm qua, Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức chính trị xã hội trình Quốc hội ban hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và thành lập Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (VNTCF) từ khoản đóng góp bắt buộc của các công ty sản xuất, kinh doanh thuốc lá.

Chính phủ cũng đã phê chuẩn một số hướng dẫn và nghị định liên quan đến việc cấm nhập khẩu và lưu hành thuốc lá nước ngoài trên thị trường, cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện truyền thông, tăng thuế tiêu thụ, cấm hút thuốc hoàn toàn tại các địa điểm công cộng trong nhà, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm 50% diện tích bao thuốc, cấm hoàn toàn việc quảng cáo, khuyến mại, tài trợ thuốc lá và hạn chế trưng bày thuốc lá tại điểm bán lẻ… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực tham gia ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) với chiến dịch chống thuốc lá trên các phương tiện truyền thông.

2. Phòng ngừa ung thư gan

Thực trạng ung thư ở Việt Nam đặc biệt là ung thư gan có số liệu cao hàng đầu. Năm 1995, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin ngăn ngừa viêm gan B. Điều này giúp mục tiêu ngăn ngừa ung thư gan trở nên thực tế hơn. Từ năm 1997, vắc xin viêm gan B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ sơ sinh tại Hà Nội và TP. HCM. Ngoài ra, các chương trình giáo dục dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được thực hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông.

3. Các loại ung thư khác

Người Việt Nam có nhiều thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe như ăn nhiều rau xanh, thịt và cá tươi nhưng cũng có nhiều thói quen không tốt như khá ưa chuộng món mặn, chiên, nướng, dưa  muối… Vì vậy, việc giúp người dân hiểu các thói quen ăn uống nào tốt ngày càng được chú trọng. Ngoài ra, chính phủ cũng đang tìm cách nâng cao nhận thức của nông dân về việc sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất bảo quản trong các sản phẩm nông nghiệp. Điều này giúp phòng tránh nhiều bệnh ung thư.

Khoảng 50 triệu ca thực hiện PAP smear (phết tế bào cổ tử cung) mỗi năm tại Hoa Kỳ để giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung. Nhờ đó, tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung đã giảm đáng kể từ năm 1955. Khi được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sót trong 5 năm đối với ung thư cổ tử cung là khoảng 91%. Hiện nay, Việt Nam cũng đã áp dụng kỹ thuật PAP smear này phổ biến tại các bệnh viện phụ sản để tầm soát ung thư cổ tử cung.

Một chương trình sàng lọc ung thư vú đã được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia tại Viện Ung thư Quốc gia Việt Nam. Tỷ lệ phát hiện là 45/100.000 đối với nhóm tuổi từ 20 – 50. Hầu hết các bệnh nhân ung thư đều được phát hiện ở giai đoạn sau (giai đoạn 3 – 4 khoảng 65 – 80%) khi việc chữa trị ung thư gần như không hiệu quả. Lý do chính là người dân chưa có đủ kiến thức và ý thức về việc đi khám sức khỏe định kỳ.

Việt Nam ứng dụng liệu pháp gen trong điều trị ung thư

thực trạng ung thư ở Việt Nam

Nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y Hà Nội đang tiếp nhận và triển khai ứng dụng liệu pháp gen và tế bào miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư từ các chuyên gia Nhật Bản. Liệu pháp tế bào miễn dịch đã được phát triển trong thập kỷ qua nhằm mục đích cân bằng và tăng cường sức mạnh của các đáp ứng miễn dịch để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Khi bệnh nhân bị ung thư, các tế bào bất thường hình thành, gây ra sự mất cân bằng trong hệ miễn dịch. Thông thường, cơ thể có thể phát hiện sự mất cân bằng này, tìm cách ngăn chặn và tiêu diệt các tế bào bất thường. Tuy nhiên, hệ miễn dịch suy yếu không thể ngăn chặn các tế bào bất thường phát triển và hình thành các khối u.

Để thực hiện liệu pháp tế bào miễn dịch, các chuyên gia sẽ lấy máu của bệnh nhân, tách các tế bào miễn dịch (tế bào T) ra. Tiếp theo, sử dụng một loại virus phân giải tạo ra các thụ thể bề mặt. Các thụ thể này cho phép tế bào T nhận biết và gắn vào protein hoặc kháng nguyên trên các tế bào của khối u. Sau đó, các tế bào này được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để nhân số lượng lên hàng trăm triệu. Cuối cùng, truyền các tế bào T mới này vào bệnh nhân.

Các tế bào này tiếp tục nhân lên trong cơ thể bệnh nhân và với sự hướng dẫn từ thụ thể, chúng có thể nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, liệu pháp này phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng bệnh nhân ung thư và tỷ lệ thành công gần 70%. Do đó, bệnh nhân cần phải thực hiện xét nghiệm gen để đánh giá tình trạng tế bào ung thư của họ trước khi điều trị.

Bảo hiểm ung thư Liberty CancerCa$h – Vững tâm vui sống, quẳng gánh ung thư

thực trạng ung thư ở Việt Nam

Với chi phí chỉ từ 700 đồng/ngày, Bảo hiểm Ung thư CancerCa$h mang đến quyền lợi đặc biệt: chi trả một lần 100% giá trị bảo hiểm ngay khi có chẩn đoán bệnh. Vững tâm, chủ động về tài chính để tiến hành điều trị kịp thời nếu chẳng may ung thư ập đến. Chính sách bồi thường minh bạch, đơn giản và nhanh chóng trong vòng 15 ngày làm việc.

Tìm hiểu thêm thông tin tại đây

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

click Xem Nguồn

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời