Phụ Lục Bài Viết
Dùng vật cứng, nhọn để ngoáy tai
Bên cạnh thói quen dùng tay ngoáy tai, nhiều người còn có sở thích dùng các vật ngoáy ta bằng kim loại cứng, hoặc bất cứ đồ vật gì cứng nhọn như đầu bút, que nhọn, gim giấy. Các chuyên gia tai – mũi – họng khuyến cáo việc dùng những vật cứng này sẽ làm vùng tai giữa bị tổn thương và đưa vi khuẩn vào gây viêm nhiễm tai giữa, nguy hiểm hơn là mất đi hoàn toàn thính giác.
Dùng tay ngoáy tai
Thói quen này hầu như ai cũng mắc phải và còn vô tư thực hiện hàng ngày. Bạn có biết, dùng tay ngoáy tai không chỉ làm phần tai trong bị tổn thương, ráy tai bị đẩy sâu hơn vào bên trong, khó loại bỏ ra ngoài mà còn dùng tay ngoáy tai còn là con đường trực tiếp đưa các loại vi khuẩn gây hại bám sẵn trên tay vô tư đi vào sâu trong tai dẫn tới các vấn đề nguy hiểm như viêm tai giữa, ngứa tai trong khó lòng khắc phục.
Các chuyên gia y tế còn cảnh báo, nếu bạn bị tiểu đường nguy cơ hỏng thính lực còn tăng lên gấp bội do các vi khuẩn tiểu đường có khả năng phá hủy chức năng các mao mạch trong tai, làm hỏng dây thần kinh thính giác khiến chúng ta không còn khả năng nghe bất kì âm thanh nào nữa.
Nghe nhạc quá to
Một thống kê từ các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu thế giới cho biết có đến 15% dân số trên thế giới ở độ tuổi từ 20 – 70 gặp các vấn đề về thính giác do thường xuyên tiếp xúc với nguồn âm thanh to quá mức giới hạn. Trong đó những chiếc tai nghe là thủ phạm chính dẫn tới hiện tượng này. Không khó để bắt gặp việc một người chăm chăm vào chiếc điện thoại cùng chiếc headphone trên tai. Âm thanh quá to từ những chiếc tai nghe này phát ra chính là thủ phạm khiến màng nhĩ bị ảnh hưởng làm khả năng nghe các âm thanh khác trong cuộc sống của chúng ta giảm sút.
Một mẹo nhỏ để kiểm tra mức âm lượng tai nghe của bạn đó là nếu bạn dùng tai nghe mà người bên cạnh vẫn nghe thấy âm thanh phát ra từ chiếc tai nghe đó thì bạn nên cho nhỏ âm thanh lại vì mức âm lượng này đã to vượt quá mức quy định.
Xỏ nhiều khuyên tai
Các bạn trẻ, các tín đồ thời trang chắc chắn không bỏ qua hành động khẳng định tính thời thượng và nét cá tính của mình. Do da tai có nhiều nếp gấp, xỏ khuyên tai trực tiếp tạo ra các tổn thương trên vùng da tai tạo thời cơ cho các vi khuẩn, bụi bẩm xâm nhập gây nhiễm trùng tai. Cộng hưởng với việc sử dụng chất liệu khuyên tai không đảm bảo, kém chất lượng làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.