Home / Blog Bài Thuốc Nam Bắc Việt / Cho con nuôi thú cưng: Cẩn trọng với 10 loại vật này trước khi mua

Cho con nuôi thú cưng: Cẩn trọng với 10 loại vật này trước khi mua

Cho con nuôi thú cưng: Cẩn trọng với 10 loại vật này trước khi mua

Cho con nuôi thú cưng là quyết định khá thú vị. Tuy nhiên, bạn hãy cân nhắc nên mua những loài vật phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé lẫn cả gia đình.

Hiện nay, nhiều gia đình thích cho con nuôi thú cưng và xem chúng như một thành viên trong nhà. Mỗi năm trên các phương tiện truyền thông đều xuất hiện các thông tin về việc trẻ nhỏ bị vật nuôi cắn hoặc bị tấn công. Vì thế, bạn hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn có nên cho con nuôi thú cưng hay không. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ liệt kê các thú cưng có thể gây ra tai nạn bất ngờ cho trẻ nhỏ.

1. Cho trẻ nuôi thú cưng là rùa

cho con nuôi thú cưng

Vào tháng 2 năm 2018, một em bé sơ sinh 3 tuần tuổi đã chết vì nhiễm khuẩn salmonella sau khi tiếp xúc với một chú rùa được mua từ chợ. 11 trẻ sơ sinh khác được ghi nhận nhiễm bệnh do cùng một chủng vi khuẩn. Rùa là nguyên nhân gây ra 6% tổng số ca tử vong liên quan đến nhiễm salmonella ở Mỹ. Đây là bằng chứng hết sức rõ ràng cho thấy rằng trẻ em và trẻ sơ sinh không nên tiếp xúc với rùa vì nguy cơ mắc bệnh nhiễm salmonella là rất cao.

Khuẩn salmonella có thể gây bệnh nghiêm trọng cho trẻ nhỏ, chẳng hạn như ngộ độc, ói mửa, tiêu chảy… sau khi tiếp xúc với vi khuẩn 12 – 36 giờ và kéo dài trong vòng từ 2 – 7 ngày.

Hầu hết các loài rùa đều mang vi khuẩn nguy hiểm. Nếu bé tiếp xúc với phân hay nước trong hồ nuôi, khả năng con bị lây nhiễm tăng cao. Do vậy, bạn hãy cẩn thận khi cho con nuôi rùa, ví dụ như hạn chế cho con tiếp xúc với rùa, chỉ quan sát rùa trong hồ nuôi, nếu con cầm rùa lên, bạn nên rửa tay sạch sẽ cho con.

2. Chó Chow Chow

cho con nuôi thú cưng

Chow Chow là giống chó có vẻ ngoài vô cùng đáng yêu và dường như vô hại. Thế nhưng, độ nguy hiểm của loại thú cưng này hoàn toàn trái ngược. Chow Chow nằm trong nhóm những giống chó có tính khí hung hăng nhất. Các chú cún thuộc giống này rất nóng tính, dễ bị khiêu khích khi bị xâm chiếm lãnh thổ.

Chúng có thể cắn trẻ nhỏ không do dự nếu bị chọc hoặc làm phiền bằng cách kéo lông. Khi bé đã lớn hơn, bạn nên hướng dẫn con cách sinh hoạt phù hợp bên cạnh chó Chow Chow mà không làm chúng khó chịu.

Ngoài ra, Chow Chow cũng khá hung hăng với những chú chó khác cùng giới tính và không thật sự thích hợp cho những gia đình đang nuôi mèo, bởi bản năng săn mồi mạnh mẽ sẽ khiến chúng gây hại cho các con vật nhỏ hơn.

3. Chó Chihuahua

cho con nuôi thú cưng

Dù Chihuahua rất dễ thương và nhỏ bé, chúng cũng rất ồn ào và nóng nảy. Do kích thước nhỏ, loại cún này không thích bị chọc ngoáy, làm phiền hay những hành động mà trẻ nhỏ có thể làm. Điều này đôi lúc sẽ dẫn đến việc bé dễ bị cắn hoặc bị thương.

Trong trường hợp muốn cho con nuôi thú cưng là một chú chó Chihuahua trong lúc con vẫn còn nhỏ, bạn cần huấn luyện cún sao cho chúng sẽ thật bình tĩnh khi ở bên trẻ. Bạn cũng nên hướng dẫn bé về những điều sẽ khiến Chihuahua khó chịu.

4. Bọ/chuột lang, chuột cảnh hoặc động vật gặm nhấm

cho con nuôi thú cưng

Chuột hoặc động vật gặm nhấm như thỏ, sóc… ăn khoảng 15 – 20 lần mỗi ngày và thải ra khá nhiều phân. Điều này có nghĩa rằng khả năng con bạn tiếp xúc với những hạt phân nhỏ của loài thú này khá cao. Nguy hiểm hơn nữa, chất thải từ chuột hoặc vật nuôi gặm nhấm chứa hơn 200 mầm bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Còn chuột lang sở hữu bộ móng sắc nhọn, có thể dễ dàng làm trầy da nếu bị người khác làm phiền. Nếu trẻ bị chuột lang cào sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn staphylococcus. Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, con có khả năng bị viêm phổi, nhiễm trùng đường huyết hoặc nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Những động vật này cũng có thể lây lan vi khuẩn salmonella và gây ra cúm ở cả trẻ em lẫn người lớn.

5. Nhím

cho con nuôi thú cưng

Có thể giải thích khá rõ ràng vì sao không nên cho trẻ nuôi nhím vì lông của chúng sẽ đâm xuyên qua da bé rất sâu nếu lỡ chạm vào. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng lông nhím không chỉ gây đau đớn mà còn có khả năng đưa vào trong người con các vi khuẩn gây sốt, đau dạ dày và phát ban. Vì vậy, bạn chỉ có thể cho con nuôi thú cưng là nhím khi con trên 6 tuổi và dạy con cách kiên nhẫn và dịu dàng khi chơi với nhím.

6. Chó đốm

cho con nuôi thú cưng

Nếu có một từ có thể mô tả chó đốm một cách hoàn hảo, thì đó là tính cách nóng nảy. Do vậy, nếu không được huấn luyện đúng, loài chó này có thể gây hại cho con bạn. Khi muốn nuôi chó đốm, bạn nên huấn luyện từ khi chúng còn nhỏ và học cách hòa đồng với trẻ để làm quen với những hành động nhiệt tình của bé.

7. Chó Rottweiler

cho con nuôi thú cưng

Những chú chó Rottweilers không chỉ có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ em mà còn cho cả người lớn nếu chúng không được huấn luyện bài bản và đúng cách. Đây là giống chó có những ưu điểm như tự tin, can đảm, trung thành nhưng lại rất hung hăng, khó kiểm soát… Rottweilers rất ghét ai xâm phạm lãnh thổ của chúng. Điều này có thể dẫn đến các tai nạn không mong muốn nếu trẻ nhỏ vô tình làm như vậy. Tuy nhiên, những trẻ lớn hơn có thể cùng chung sống với giống chó này nếu được hướng dẫn cách đối xử và khi nào nên để vật nuôi một mình.

8. Ếch

cho con nuôi thú cưng

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ếch là một nguồn lây nhiễm salmonella khác. Năm 2011, có tới 241 trường hợp nhiễm khuẩn salmonella sau khi chạm vào một con ếch và 2/3 trong số bệnh nhân đều dưới 10 tuổi. Loài ếch có khả năng truyền vi khuẩn mạnh mẽ sang con người, đặc biệt là nếu hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn yếu. Nếu con thích nuôi ếch, bạn nên cân nhắc cẩn thận những vấn đề này nhé.

9. Rắn

cho con nuôi thú cưng

Xu hướng hiện này là nuôi động vật bò sát, chẳng hạn như rắn. Chúng nằm trong danh sách những sinh vật đáng sợ nhất nhưng thật ra loại động vật này chỉ cắn người nếu bị khiêu khích quá đà. Do sự tò mò và nghịch ngợm của trẻ con, một con rắn có thể cảm thấy bị đe dọa khi bé vô tình giẫm lên hoặc tóm lấy nên dễ dàng đáp trả bằng cách cắn bé. Nếu con khăng khăng muốn nuôi rắn, bạn phải hết sức cẩn thận, luôn quan sát mọi hành động của cả hai và chọn lựa những loại rắn hiền lành, chỉ ăn côn trùng như dế.

10. Thằn lằn, tắc kè

cho con nuôi thú cưng

Thằn lằn, tắc kè gây nguy hiểm tương tự cho trẻ nhỏ như rùa bởi salmonella đứng đầu danh sách các loại vi khuẩn có thể bị nhiễm sau khi bé tiếp xúc với thằn lằn, tắc kè. Từ năm 2010 – 2013, 175 trẻ em và trẻ sơ sinh mắc bệnh nhiễm khuẩn salmonella và trong đó, có 48 trẻ đã tiếp xúc với các loài bò sát, đặc biệt là thằn lằn.

Các chuyên gia khuyên bạn nên rửa tay cho bé ngay lập tức sau khi chạm vào một con thằn lằn hay tắc kè và tránh cho trẻ em dưới 1 tuổi tiếp xúc với các loài bò sát này nhé.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Blog Sống Khỏe Bài Thuốc Nam Bắc Việt

About Bài Thuốc Nam Bắc Việt

Check Also

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ 7

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Phụ Lục Bài ViếtTìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏTrật …

Trả lời